17 triệu người Việt trải nghiệm tính năng "Nhìn lại 2024" trên Zalo

Là nền tảng nhắn tin hàng đầu Việt Nam với 77.6 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng, những cập nhật, thay đổi mới của Zalo luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng.

Zalo,  Zalo AI anh 1

Tính năng Nhìn lại 2024 của Zalo thu hút 17 triệu người trải nghiệm

“Nhìn lại 2024” là tính năng được nhiều người dùng chờ đón trên Zalo trong mỗi dịp cuối năm. Tính năng được ra mắt hàng năm, xuất phát từ nhu cầu của người dùng, mong muốn chiêm nghiệm lại bản thân vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Thông qua những con số tổng kết ý nghĩa, Zalo mong muốn đem đến một bức tranh toàn cảnh về cách người dùng kết nối với người thân, bạn bè và cộng đồng trên Zalo trong năm qua.

​​Chủ đề của “Nhìn lại 2024” là bữa tiệc cuối năm. Chỉ sau 7 ngày mở từ 30/12/2024 - 5/1/2025, tính năng “Nhìn lại 2024” đã thu hút được 17 triệu người dùng trải nghiệm. Tính trên số lượng người dùng Zalo tại Việt Nam, trung bình cứ khoảng 9 người dùng thì có 2 người trải nghiệm tính năng “Nhìn lại 2024”. Ngoài ra, “Nhìn lại 2024” cũng ghi nhận 2.1 triệu lượt chia sẻ trên Zalo thông qua nhiều hình thức như gửi tin nhắn, đăng nhật ký, đăng khoảnh khắc….

Năm ngoái, tính năng “Nhìn lại 2023” ghi nhận khoảng 2.2 triệu lượt chia sẻ trên Zalo. Với thông điệp “Dấu ấn của bạn”, “Nhìn lại 2023” mở ra một bức tranh về cách người dùng thể hiện dấu ấn cá nhân, khẳng định cá tính trên nền tảng nhắn tin Zalo với vô vàn cách đặc biệt.

Zalo,  Zalo AI anh 2

Video Zalo Lookback tổng kết những điểm nổi bật của nền tảng Zalo trong năm 2024 trên Zalo Video cũng ghi nhận hơn 4 triệu lượt người xem, thể hiện sự quan tâm lớn của người dùng với nền tảng nhắn tin số 1 Việt Nam.

Bên cạnh đó, để chào đón Tết Ất Tỵ, Zalo cũng sẽ cho ra mắt hàng loạt tính năng mới. Người dùng có thể cập nhật những thay đổi mới nhất trên Zalo trong thời gian tới đây.

Zalo là công cụ phổ biến nhất trong giao tiếp công việc

Ngoài các tính năng hữu ích được thiết kế riêng cho người dùng Việt trong các dịp lễ, Zalo còn là công cụ phổ biến nhất trong giao tiếp công việc. Cụ thể, theo báo cáo về việc sử dụng công cụ số của người Việt Nam thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Q&Me vào tháng 11/2024 trên 300 người độ tuổi từ 18 - 39 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, Zalo là công cụ trao đổi phổ biến nhất trong công việc. 92% người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng Zalo trong giao tiếp công việc. Tỷ lệ sử dụng nền tảng Messenger trong giao tiếp công việc là 33% và Microsoft Teams là 24%. Các nền tảng như Skype, WhatsApp, Slack…. được sử dụng hạn chế trong giao tiếp công việc.

Zalo,  Zalo AI anh 3

Ngoài ra, Zalo cũng dẫn đầu ở hạng mục “Ứng dụng người dùng không thể sống thiếu” khi trung bình 36% người được khảo sát cho biết không thể sống thiếu Zalo. Con số trên giảm dần ở các ứng dụng khác như Facebook (29%), Youtube (15%) hay Tiktok (10%). Đánh giá theo nhóm tuổi, 51% người dùng trong độ tuổi từ 30-49 cho biết họ Zalo là ứng dụng không thể sống thiếu. Song, ở nhóm người trẻ từ 18-29 tuổi, ứng dụng không thể sống thiếu với họ là Facebook (34%), theo sau bởi Zalo (21%).

Zalo cũng là nền tảng gọi video được nhiều người dùng sử dụng cho cả mục đích cá nhân (79%) và mục đích công việc (65%). Những ứng dụng gọi video được sử dụng rộng rãi cho mục đích công việc còn có Google Meet (33%) và Zoom (32%).