Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 2 triệu doanh nghiệp để trở thành động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế đã được đặt ra.
Công nhân làm việc tại Nhà máy AA Tây Ninh (thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) vào sáng 6-5 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân và doanh nghiệp, bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng để tạo nên một lực lượng tiên phong trên mặt trận kinh tế?
Vui mừng khi nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) được ban hành, ông Mạc Quốc Anh, phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cho rằng có ba giá trị cốt lõi mà nghị quyết mang lại cho khu vực tư nhân.
Đó là niềm tin (bảo vệ quyền sở hữu, môi trường minh bạch), nguồn lực (thể chế mở, vốn, đất đai, nhân lực) và khát vọng (mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp, vươn tầm khu vực).
Trao niềm tin, khích lệ sân chơi khởi nghiệp
Theo ông Anh, với cộng đồng doanh nghiệp, đây là văn kiện đầu tiên xác định KTTN là "động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế quốc dân, đặt khu vực này ngang hàng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập sâu rộng.
"Việc khẳng định doanh nhân là "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" mở ra bước ngoặt về tư duy: Nhà nước chuyển vai trò từ "quản lý" sang "kiến tạo và phục vụ", cam kết bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của
Đóng gói trứng tại Công ty cổ phần Ba Huân ở huyện Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: T.P.
Tháo gỡ nút thắt để phát huy vai trò quan trọng nhất
PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp (khoa kinh tế chính trị Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng việc xác định KTTN từ động lực quan trọng trở thành động lực quan trọng nhất của tăng trưởng cho thấy khu vực này đã được đặt lên vị trí trung tâm, là đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế nói chung so với các thành phần kinh tế khác.
Từ đó, các chính sách "hướng tâm", nghĩa là mọi cải cách về thể chế, đầu tư, tín dụng, thuế... sẽ được thiết kế để lấy KTTN làm trung tâm, kiến tạo môi trường phát triển.
Với vai trò là động lực quan trọng nhất, KTTN sẽ "chính danh hóa" vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, là lực lượng sẽ dẫn đầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đổi mới sáng tạo và hội nhập.
Theo đó, bà Điệp cho rằng Chính phủ cần điều chỉnh chính sách theo hướng ưu tiên tiếp cận các nguồn lực, tạo môi trường thể chế, chính sách tài chính tín dụng, chính sách thuế... nhằm khuyến khích KTTN phát triển, để có thể tham gia đầu tư vào những ngành kinh tế trọng điểm quốc gia.
Vai trò "động lực quan trọng nhất" cũng thể hiện kỳ vọng đối với KTTN không chỉ ở tăng trưởng GDP, mà còn là đầu tàu đổi mới công nghệ, tạo việc làm chất lượng cao, dẫn đầu trong chuyển đổi số và xanh, và tạo bản sắc thương hiệu Việt Nam ra thế giới.
Song song đó, cần giải quyết những nút thắt đặt ra với khối này. Trước hết, đó là khả năng tiếp cận vốn hạn chế cản trở tăng trưởng khi kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới chỉ ra việc tiếp cận tín dụng là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam.
Chỉ 29% doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu đầu tư, thấp hơn so với 35% ở Malaysia và 52% ở các nền kinh tế có thu nhập cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tài sản thế chấp và ngân hàng thường cung cấp các khoản vay ngắn hạn, không phù hợp với nhu cầu đầu tư dài hạn của SMEs.
Cùng với đó là tình trạng thiếu liên kết và năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu khiến Việt Nam chưa tận dụng được tiềm năng của chuỗi giá trị toàn cầu. Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý cũng là một trong những yếu tố hạn chế khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân.
Bên cạnh đó, khung pháp lý và thể chế chưa đồng bộ và hiệu quả dẫn tới việc thực thi chính sách chưa nhất quán và thiếu minh bạch, môi trường kinh doanh không ổn định và giảm niềm tin của nhà đầu tư tư nhân.
Ngoài ra là việc áp dụng công nghệ mới và chuyển đổi số trong khu vực tư nhân còn chậm, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ.
"Với một bước chuyển từ "chấp nhận" sang "trao niềm tin và đặt kỳ vọng" sẽ mở ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra yêu cầu về sự đồng hành thực chất của Nhà nước trong cải cách thể chế và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp tư nhân", bà Điệp tóm tắt vấn đề.
Ông Phạm Tấn Công, chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng để doanh nghiệp tư nhân phát triển, vấn đề quan trọng nhất là cần cơ chế chính sách và không gian, còn lại doanh nghiệp sẽ tự xoay xở.
Dẫn chứng là dù trước đây chính sách cho KTTN phát triển hạn hẹp, chưa cần hỗ trợ, nhưng khối tư nhân đã phát triển. Khi cơ chế mở ra, cho phép doanh nghiệp tham gia, tư nhân sẽ đầu tư vào thị trường. Ví dụ như lĩnh vực ngân hàng trước đây là độc quyền Nhà nước, thì nay đã có ngân hàng tư nhân lớn.
"Chúng ta không phải lo doanh nghiệp xoay vốn ở đâu, quan trọng là cần cơ chế chính sách, không gian thì ngay lập tức với kinh tế thị trường, doanh nghiệp sẽ tự tìm ra cách chơi của họ.
Nhà nước cũng không thể tính nổi, lo nổi hết tất cả cho doanh nghiệp, mà quan trọng là thị trường cần điều chỉnh luật chơi và cách chơi. Việc sửa đổi thể chế, môi trường kinh doanh, tháo gỡ các vướng mắc này thì doanh nghiệp sẽ tự tin, an tâm vững tin đầu tư cả trong và ngoài nước", ông Công bày tỏ.
Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân
Đến năm 2030:
- Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp.
- 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân.
- Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm.
- Đóng góp khoảng 55 - 58% GDP.
- Đóng góp khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách.
- Giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động.
- Năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.
- Thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.
Đến năm 2045:
- Có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp.
- Đóng góp khoảng trên 60% GDP.
(trích nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Bộ Chính trị)
Quốc hội ngày 6-5: Thống nhất giảm tuổi nghỉ hưu giáo viên mầm non
Hôm qua (6-5), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều vấn đề như chính sách tiền lương, tuyển dụng, thu hút, hỗ trợ đối với nhà giáo; các vấn đề về dạy thêm, học thêm...
Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết hiện nay đối tượng giáo viên mầm non không được coi là đối tượng làm việc trong các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tuy nhiên, giáo viên mầm non phải thực hiện công việc đặc thù, có áp lực rất lớn về công việc, thời gian lao động; khi tuổi cao sẽ khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan đều thống nhất giảm tuổi nghỉ hưu cho giáo viên mầm non với các chế độ như quy định trong dự thảo luật.
Cũng trong buổi chiều, Quốc hội đã tiếp tục tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Kinh tế tư nhân được nghĩ lớn, làm lớn
Ông PHAN ĐỨC HIẾU - đại biểu hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội - nhìn nhận như vậy về nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân vừa được Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành.
Kể từ thương vụ đầu tiên năm 2014, FPT đã không ngừng mở rộng "sải tay" của mình, thực hiện hàng loạt các thương vụ đầu tư và thâu tóm chiến lược, qua đó tăng cường sự hiện diện và năng lực cạnh tranh trên toàn cầu.
Trước khi FPT đầu tư, Navisoft là công ty liên kết của Nhựa An Phát Xanh (AAA) với việc AAA nắm 49% vốn của công ty, giá trị gốc khoản đầu tư là 53,2 tỷ đồng. Ngày 18/04, AAA đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Navisoft.
Quỹ tài sản quốc gia Kazakhstan Samruk-Kazyna (SK) đã bắt đầu chương trình bán Qazaq Air từ tháng 9/2023 và sau nhiều lần chỉnh sửa, thương vụ đã được chốt vào tháng 12/2024.
Cựu tiền vệ Claude Makelele tiết lộ John Terry tự ý đổi thứ tự đá luân lưu trong trận chung kết Champions League 2008, với mong muốn trở thành người hùng.
Trong khi cả châu Âu mải mê tung hô Pep Guardiola, Carlo Ancelotti hay Mikel Arteta, một bậc thầy chiến thuật đang lặng lẽ xây dựng đế chế của riêng mình tại Giuseppe Meazza.
Phó tổng thống Mỹ JD Vance kêu gọi Nga - Ukraine tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã bước sang năm thứ ba của hai nước này.
16h30 chiều 7-5 (21h30 giờ Việt Nam), 133 vị hồng y cử tri chính thức bước vào mật nghị hồng y năm 2025, bầu chọn ra vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo.
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ có những cuộc tiếp xúc quan trọng với lãnh đạo cấp cao Nga trong chuyến thăm sắp tới, qua đó tạo ra những xung lực mới trong hợp tác song phương.