30-4-1975: Ngày trở về - Kỳ 3: Sài Gòn, những ngày đầu hòa bình

Trở về từ Côn Đảo, tôi và đoàn hơn 200 cựu tù lên xe cam nhông màu xanh nhà binh chở về tạm trú ở Trường trung học Hùng Vương, quận 5.

30-4-1975 - Ảnh 1.

Lê Văn Nuôi tại rừng nguyên sinh Mã Đà, Đồng Nai năm 1976

Dọc hành trình từ quận 1 đến quận 5, tôi ngỡ ngàng nhìn ngắm quang cảnh đường sá và người dân, nhất là những tà áo dài trắng học trò, sau năm năm xa cách Sài Gòn. Thêm nhiều khách sạn, cư xá cao tầng mọc lên dọc đường.

Quang cảnh Sài Gòn tháng 5-1975

Thời điểm này, đại lộ Nguyễn Huệ khu trung tâm Sài Gòn chỉ có hai khách sạn loại sang nhất là Rex và Palace (sau đổi tên Hữu Nghị) cao nhất với 10 tầng. Xe cộ lưu thông tấp nập trên đường. Vẫn những kiểu xe ô tô, taxi cổ như Renault, Traction... Dập dìu các loại xe máy như SS.50, vespa, velo solex, P.C... 

Nhiều nhất là xe đạp được giới học sinh, sinh viên và

Các thành viên đội 4 chụp trước nhà chú Ba Xê, đường Tôn Thất Thuyết, quận 4 cuối tháng 5-1975. Lê Văn Nuôi đứng ở bìa trái hàng sau - Ảnh: MINH THI cung cấp

Xây dựng chính quyền cách mạng mới

Ngày 20-5-1975, kết thúc khóa học anh Nguyễn Văn Vĩnh, một cán bộ Thành đoàn Sài Gòn, đến đón tôi về thăm nhà cha mẹ ở quận 4 trên một chiếc xe Jeep do một thanh niên tự vệ lái. Hai anh đều mặc thường phục và đeo băng đỏ, có in dòng chữ "Lực lượng cách mạng" và "Thanh niên tự vệ cách mạng". Vĩnh ngồi kế tài xế, tay cầm một khẩu súng trường A.K.

Khi chiếc xe Jeep chạy từ nhà thờ Đức Bà xuống đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay), đột nhiên tôi nhìn thấy phía trên ban công lầu 2 khách sạn Majestic sang trọng giăng một biểu ngữ vải trắng với những dòng chữ đỏ khá dài. 

Đại ý: Chúng tôi là lực lượng thứ ba, trung lập... do ông/bà... đại diện, yêu cầu được đàm phán với chính quyền cách mạng...". Tôi nói tài xế cứ chạy thẳng về hướng quận 4 để thăm ba má tôi.

Chị Hai tôi mời Vĩnh và anh lái xe cùng ăn bữa cơm đoàn tụ gia đình. Đêm đó tôi ngủ lại nhà. Sáng hôm sau, tôi cưỡi chiếc xe đạp lên trình diện lãnh đạo Thành Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Sài Gòn - Gia Định (tức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.HCM sau này) đóng trụ sở tạm tại khách sạn Liberty, 49 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3.

Thành đoàn phân công tôi tham gia chiến dịch "Truy quét địch, xây dựng chính quyền cách mạng ở cơ sở" do Thành ủy chỉ đạo và phát động toàn TP. Tôi vào đội 4 công tác địa bàn quận 4, do chị Tư Tín (Trần Thị Ngọc Hảo) làm đội trưởng, tôi làm đội phó với tổng cộng khoảng 15 thành viên, đa số là sinh viên luật khoa, nông lâm súc như các anh Bùi Bá Bổng (sau này là thứ trưởng Bộ Nông nghiệp), Đặng Đình Phụng, Phạm Thảo, Bạch Yến, anh Tâm, Tạ Tươi... Chị Tư Tín chỉ đạo: 

"Chúng ta tham gia chiến dịch ở góc độ Đoàn thanh niên. Vậy các em cần tập trung bám sát tình hình đời sống, việc làm của quần chúng thanh niên, rồi tìm cách hỗ trợ họ là việc chính. Còn việc truy quét tàn dư binh lính chế độ cũ trốn tránh, tàng trữ vũ khí thì đã có bên lực lượng an ninh và vũ trang làm việc này rồi".

Bắt đầu từ tuần cuối tháng 5, đội 4 đi công tác nhiều cơ sở ở vài quận, cuối cùng đóng quân lâu dài khoảng bảy tháng tại khóm 5 và 6, quận 4. Trước năm 1975, chế độ Sài Gòn chỉ tổ chức hành chính ba cấp TP, quận huyện và khóm ở nội thành, ấp ở ngoại thành. Từ đầu năm 1976, chính quyền cách mạng ghép hai khóm thành một phường, xã. 

Khi hình thành các phường, xã lãnh đạo TP thường bố trí bộ đội hoặc công an làm bí thư, còn cán bộ nằm vùng làm chủ tịch. Mấy năm sau khi đã đào tạo được những nhân tố tích cực vào đội ngũ Đảng, Đoàn, lớp cán bộ trưởng thành sau năm 1975, mới dần dần thay thế lớp cán bộ cách mạng ở cơ sở phường, xã...

Sau tháng đầu, Thành Đoàn rút chị Tư Tín đi công tác khác, chị giao tôi làm đội trưởng. Ủy ban khóm vận động, giới thiệu vài nhà dân ít nhiều có người thân tham gia hoặc cảm tình với cách mạng cho chúng tôi chỗ tạm trú. Đội 4 may mắn được đóng quân khoảng năm tháng tại nhà chú Ba Xê - Trần Văn Xê (1930-2022) ở khóm 6, đường Tôn Thất Thuyết, quận 4.

Chú Ba Xê từng tham gia công tác trí vận năm 1954-1965, dáng người cao lớn, hiền hòa, có tài vẽ tranh, viết chữ thư pháp khá đẹp. Thím Ba Xê có phong cách đảm đang, phúc hậu của người phụ nữ miền Tây Nam Bộ. Nhà này có khá đông con: anh Tuyển, Minh Thi, Minh Thơ. Hằng ngày hầu hết anh em đạp xe về nhà ăn bữa tối và ngủ đêm. Bữa trưa anh em mua gói xôi, đĩa cơm ăn qua quýt cho xong. Tôi cũng vậy để khỏi làm phiền chủ nhà.

Chuyện tình hoa Thạch Thảo

Bước giữa vườn Thạch Thảo

Chợt nhớ chuyện tình xưa

Em trinh nguyên tà áo

Thờ ơ kẻ đón đưa

Tôi hải hồ phiêu lãng

Em chân sáo đến trường

Thời chiến chinh ly loạn

Ai ngờ ! Tình vấn vương

Em thơ ngây, huyền ảo

Tôi dày dạn phong sương

Em xinh như Thạch Thảo

Tôi, Phong lan giữa rừng

Ngày tôi vượt trùng dương

Về Sài Gòn cập bến

Tà áo dài bay đến

Chùm Thạch Thảo trong tay

Rồi hò hẹn mê say

Rồi tương tư, hờn giận

Tình nhân còn lận đận

Huống chi… chuyện trăm năm!

(Lê Văn Nuôi)

-----------------------------------

Kỳ tới: Từ Sài Gòn ra Hà Nội

30-4-1975: Ngày trở về - Kỳ 3: Sài Gòn, những ngày đầu hòa bình - Ảnh 3.30-4-1975: Ngày trở về - Kỳ 2: Vượt trùng dương về lại Sài Gòn

Sáng 15-5, Côn Đảo vang tiếng Đài phát thanh Sài Gòn trực tiếp tường thuật "Lễ mừng chiến thắng" có diễu binh và diễu hành với hàng chục ngàn người gồm chiến sĩ cách mạng và dân chúng Sài Gòn tham dự.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề