Apple chưa thể vội mừng

Chính sách thuế quan khó đoán và áp lực chuyển chuỗi cung ứng về Mỹ đặt ra thách thức lớn cho Apple.

Quang cảnh trước cửa hàng Apple tại New York (Mỹ). Ảnh: New York Times.

Cuối tuần trước, giới công nghệ nhận tin tích cực khi chính quyền Mỹ công bố miễn thuế quan với nhiều sản phẩm công nghệ như smartphone, máy tính...

Dù vậy, niềm vui không kéo dài khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các sản phẩm trên sẽ thuộc nhóm đánh thuế chất bán dẫn. Theo Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, bảng thuế riêng biệt dự kiến được công bố trong 1-2 tháng tới.

Theo giới phân tích, những động thái trái chiều về thuế quan của chính quyền ông Trump có thể tạo ra sự bất ổn tại Phố Wall, trong khi các công ty như Apple nhiều khả năng "đứng ngồi không yên".

Chưa hết bất ổn

“Sự hỗn loạn của ‘vòng xoáy thuế quan’ sẽ tiếp tục gây ra tác động tiêu cực”, Adam Thierer, thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu R Street tập trung vào công nghệ, cho biết.

Trả lời WSJ, Thierer nhận định động thái miễn trừ cho thấy chính quyền ông Trump không còn tập trung vào các chính sách cực đoan. Trước đó, giới phân tích cảnh báo rằng áp thuế lên sản phẩm công nghệ sẽ khiến Mỹ thua thiệt trong cuộc đua AI với Trung Quốc.

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi kết quả kinh doanh quý I từ một số ngân hàng lớn như Goldman Sachs Group, Bank of America và Citigroup, bên cạnh các công ty công nghiệp gồm United Airlines để dự đoán cụ thể về tác động của thuế quan đến nền kinh tế.

Donald Trump thue quan,  thue doi ung,  Apple tang gia iPhone,  gia ban iPhone anh 1

Dòng iPhone 16 của Apple. Ảnh: Bloomberg.

Một số nhà đầu tư bao gồm Ray Dalio, nhà sáng lập Bridgewater Associates, cảnh báo khả năng xảy ra suy thoái. Trong khi đó, Neel Kashkari, Chủ tịch kiêm CEO Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Minneapolis, cho biết các dự đoán về suy thoái sẽ được tính toán dựa trên “giải pháp nhanh chóng” trước bất ổn thương mại với đối tác lớn.

Ông nhấn mạnh sự sụt giảm lòng tin của người dùng là dấu hiệu đáng lo ngại.

“Đây là đòn giáng mạnh nhất vào niềm tin mà tôi từng nhớ trong 10 năm làm việc tại Fed, ngoại trừ thời điểm dịch Covid bùng phát vào tháng 3/2020. Khi niềm tin lung lay dữ dội, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế”, Kashkari nhấn mạnh.

Mây đen vẫn "bao phủ" Apple

Những động thái bất ngờ của ông Trump suốt tuần qua tác động lớn đến cổ phiếu nhiều công ty, trong đó có Apple.

Tuy lách qua khe cửa hẹp, WSJ nhận định Táo khuyết sẽ đối mặt nhiều thách thức mới, đặc biệt khi công ty đang gặp khó trên thị trường smartphone, danh tiếng bị ảnh hưởng bởi các tính năng AI không hiệu quả như mong đợi.

Giữa lúc thị trường phục hồi sau khi ông Trump tuyên bố miễn thuế quan với một số mặt hàng, cổ phiếu Apple vẫn kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước với mức giảm gần 12% so với giá trước khi thuế quan lần đầu được công bố. Để so sánh, cổ phiếu của 5 “ông lớn” công nghệ chỉ giảm trung bình 2%.

Đến phiên giao dịch sáng ngày 14/4 (giờ địa phương), giá cổ phiếu Apple tăng vọt. Dù vậy, giới phân tích cho rằng tình hình chưa ổn định.

Donald Trump thue quan,  thue doi ung,  Apple tang gia iPhone,  gia ban iPhone anh 2

Biến động giá cổ phiếu của 5 hãng công nghệ lớn từ khi ông Trump công bố thuế quan. Ảnh: WSJ.

Apple luôn bị ông Trump gọi tên với mục tiêu chuyển dây chuyền lắp ráp iPhone về Mỹ. Nếu thực sự xảy ra, điều này sẽ đưa Táo khuyết trở lại thời điểm 20 năm trước. Cụ thể, 2005 là năm đầu tiên công ty tuyên bố hầu hết sản phẩm được lắp ráp tại Trung Quốc.

Đó là thành quả sau nhiều năm nỗ lực của “phù thủy” chuỗi cung ứng Tim Cook, trước khi trở thành CEO Apple năm 2011.

Đầu thập niên 2000, biên lợi nhuận gộp hàng năm của Apple chỉ đạt trung bình 20%, khi công ty chủ yếu lắp ráp máy tính tại California và Ireland. Đến cuối thập niên, con số trên đạt 40% nhờ thành công của iPhone và iPod, những thiết bị chủ yếu sản xuất ở Trung Quốc.

Hầu hết nhà phân tích cho rằng việc chuyển chuỗi cung ứng lắp ráp iPhone về Mỹ sẽ không có hiệu quả, đặc biệt khi Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh lớn trong lĩnh vực sản xuất.

“Trên thực tế, các công ty công nghệ lớn của Mỹ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái sản xuất hiệu quả cao, tích hợp sâu rộng tại Trung Quốc.

Với các sản phẩm có sản lượng lớn như smartphone, tablet và máy tính cá nhân (PC), bất kỳ nỗ lực nhanh chóng đa dạng hóa sẽ gây tốn kém và không khả thi về mặt hậu cần”, nhà phân tích Francisco Jeronimo từ IDC cho biết.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Mỹ, sản phẩm công nghệ thuộc diện miễn thuế quan chiếm khoảng 100 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2024, tương đương 23% tổng lượng hàng nhập khẩu từ quốc gia này.

Donald Trump thue quan,  thue doi ung,  Apple tang gia iPhone,  gia ban iPhone anh 3

Người dùng mua iPhone trong một cửa hàng của Apple. Ảnh: Bloomberg.

Không chỉ iPhone, việc chuyển hoạt động sản xuất về Mỹ trong nhiều ngành công nghiệp cũng không thực tế do chi phí lao động cao và một số yếu tố khác. Nhiều sản phẩm không có lựa chọn thay thế, và việc tăng giá có thể khiến người dùng không hài lòng.

Theo WSJ, lãnh đạo các công ty công nghệ thường không chỉ trích công khai thuế quan của ông Trump. Khi công bố kết quả kinh doanh, chỉ một số ít công ty như Hewlett Packard Enterprise và Dell Technologies cho biết bất ổn thuế quan sẽ ảnh hưởng hoạt động kinh doanh.

Các quan chức Nhà Trắng cho biết đang đàm phán thỏa thuận thương mại và đã được hơn 70 quốc gia tiếp cận, dù không nói rõ nội dung và quá trình đàm phán.

Đối với Apple, sự bất ổn và khó đoán định sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy sở hữu dòng tiền và biên lợi nhuận vượt trội, mọi thứ vẫn có thể bị đe dọa nếu chiến tranh thương mại trở nên căng thẳng hơn.

Những câu chuyện bên trong Apple

Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn