Có một sự thật rằng người giàu sẽ ngày càng giàu hơn, và người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn. Những người giàu này lấy tiền từ đâu?
Về câu hỏi này, người Do Thái, "doanh nhân số một thế giới", là những người đủ tiêu chuẩn trả lời nhất. Họ đã trải qua hàng ngàn năm lưu vong và mặc dù chỉ chiếm chưa đến 0,3% dân số thế giới, họ lại kiểm soát huyết mạch kinh tế của thế giới. Đặc biệt, trong số những doanh nhân giàu nhất thế giới, người Do Thái chiếm một nửa.
Người Do Thái từng nói: "Tiền nằm trong tay người giàu. Chỉ bằng cách kiếm tiền từ những người giàu đó, bạn mới có thể kiếm được nhiều tiền". Câu nói có vẻ bình thường này thực chất ẩn chứa quan điểm của họ về thế giới. Đồng thời, nó cũng tiết lộ một quy luật khách quan tồn tại trong tự nhiên: quy tắc 78:22.
Từ quy luật bất di bất dịch của vũ trụ
Không khí bao gồm nitơ, oxy, cacbon dioxit, khí hiếm, v.v. Tỷ lệ nitơ so với các khí khác là khoảng 78:22. Cơ thể con người được cấu tạo từ nước, protein và các chất khác, tỷ lệ khối lượng của nước so với các chất khác là khoảng 78:22. Vẽ một hình tròn nội tiếp trong hình vuông. Tỷ số diện tích của hình tròn này với bốn góc còn lại xấp xỉ bằng 78:22.
Điều này có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên trong mắt người bình thường, nhưng trong mắt người Do Thái, đây là luật lệ của cuộc sống. Chính quy luật này đã cung cấp cho họ sự hỗ trợ về mặt tinh thần để tiến về phía trước và cuối cùng đã đưa họ trở thành "doanh nhân số một thế giới".
Họ áp dụng những con số này vào cuộc sống. Tỷ lệ giàu nghèo trên thế giới là 22:78, nhưng của cải mà cả hai bên nắm giữ lại ngược lại. Những con số được đề cập ở đây không phải là chính xác, chúng chỉ là ước tính sơ bộ. 22 người này đang nghĩ cách kiếm tiền từ 78 người kia; vậy tại sao chúng ta không thể nghĩ cách kiếm tiền ngược lại?
Trong thế giới kinh doanh, điều này có vẻ là sự thật tuyệt đối. Trong mắt người nghèo, điều họ quan tâm là khả năng chi trả và điều duy nhất họ cân nhắc là giá cả. Chỉ cần giá thấp, tôi sẽ cân nhắc; trong mắt người giàu, họ sẽ không quan tâm đến việc bạn kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ sản phẩm này, chỉ cần tôi thích, tôi sẽ trả tiền.
Chỉ khi giá hàng hóa cao, chúng ta mới có khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn; nếu giá rất thấp, ngay cả khi bạn cộng toàn bộ giá hàng hóa lại, nó cũng không bằng một phần nhỏ của giá trước. Trong suốt chiều dài lịch sử, có vẻ như người Do Thái luôn tạo ra "những sản phẩm có lợi nhuận cao". Ngoài đầu tư kinh doanh, họ còn kinh doanh trang sức, đồng hồ... với lợi nhuận cao, tiền tự nhiên chảy vào túi họ.
Đến quy tắc luôn đúng trong kinh doanh
Khi ông trùm kinh tế Meyer bán những đồng tiền cổ, ông phát hiện ra rằng giới quý tộc là nhóm có sức mua lớn nhất. Sau đó, ông cố gắng gây ảnh hưởng bằng từ thiện rất nhiều tiền cho những người tị nạn. Không lâu sau, ông được lãnh chúa thời đó triệu tập và tặng cho mỗi công tước trong triều một đồng tiền cổ quý giá có giá trị sưu tầm lớn, cũng được một số nhà quý tộc ưa thích.
Lời triệu tập này đã mang lại cho ông nguồn tài nguyên của riêng mình. Ông bắt đầu cố gắng giới thiệu chúng với các nhà quý tộc và mang lại ý nghĩa đặc biệt cho mỗi đồng tiền cổ. Để có được điềm lành, một số quý tộc đã mua nó với giá cắt cổ, kiếm được lợi nhuận gấp ngàn lần. Rất nhanh, ông đã thu hồi được toàn bộ số tiền đầu tư trước đó. Ba năm sau, tập đoàn Rothschild hùng mạnh được thành lập và ông bắt đầu hành trình đi đến sự giàu có.
Trong dân tộc Do Thái có câu tục ngữ: "78:22 là luật vĩnh cửu, không có chỗ cho sự thỏa hiệp". Trong hàng ngàn năm, hoạt động kinh doanh của họ đã lan rộng khắp mọi nơi và mọi lĩnh vực trên toàn thế giới, dựa trên quy luật phổ quát "78:22". Triết lý kinh doanh này cũng đã giúp ông kiếm được phần lớn tài sản của thế giới.
Trên thực tế, 78% hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty đến từ 22% khách hàng. Cụ thể, một tác giả nổi tiếng ở Nhật Bản đã tham gia vào dịch vụ chiến lược khách hàng của Toshiba hơn mười năm và nhận thấy rằng, 25% khách hàng thường xuyên của Toshiba đã tạo ra 75% lợi nhuận của công ty. Cho nên, ông đã đề xuất một ý tưởng tên là "luật thiên vị khách hàng", có thể giúp các công ty tăng gấp đôi hiệu suất của họ một cách nhanh chóng.
Câu hỏi được đặt ra là một khách hàng nhỏ chỉ chi 1 triệu đồng một năm và một khách hàng lớn chi 100 triệu đồng một năm có nên được hưởng cùng một chính sách đãi ngộ? Những khách hàng hiếm hoi chỉ đến cửa hàng mỗi tháng một lần và những khách hàng thường xuyên ghé thăm có nên được hưởng những ưu đãi khác nhau không? Nếu có thì sẽ có sự khác biệt nào?
Lấy một ví dụ khác, có một nhân viên bán sơn ở Hoa Kỳ tên là Moore. Thành tích của anh luôn cao hơn gấp 10 lần so với những người bán hàng khác. Cuối cùng, Moore đã leo lên vị trí quản lý công ty nhờ làm việc chăm chỉ. Một lần, có người hỏi anh bí quyết thành công của anh là gì? Moore trả lời: Thật ra không có gì, lúc đầu tôi chỉ phân tích biểu đồ bán hàng của mình và tôi thấy rằng 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng.
Vì vậy, tôi đã giao những khách hàng ít hoạt động nhất cho những người khác và tập trung năng lượng của mình vào những khách hàng triển vọng nhất. Bây giờ khi đã là quản lý cấp cao, tôi cũng yêu cầu nhân viên trong công ty làm như vậy.
Cho dù là người Do Thái, các công ty lớn nổi tiếng hay giới thượng lưu kiệt xuất, họ đều sẽ tập trung sự ưu tiên vào 22% khách hàng giàu có - những người tạo ra giá trị cho công ty, thay vì chia đều năng lượng cho tất cả các đối tượng mà không thu được lợi ích nhiều hơn. Phân loại khách hàng và có những chiến lược khác nhau cho từng nhóm, đồng thời tập trung phục vụ 22% khách hàng cốt lõi. Sau đó, chắc chắn hiệu suất và thu nhập sẽ tăng lên đáng kể.
Tổng hợp