![Biết gì về con số nợ công khổng lồ của Mỹ? - Ảnh 1. Biết gì về con số nợ công khổng lồ của Mỹ? - Ảnh 1.](https://cdn.tuoitre.vn/471584752817336320/2025/2/10/2025-02-09t210018z2035285688rc26rca3xgzbrtrmadp3usa-dailylife-1739182543859384194250.jpg)
Nợ công của Mỹ luôn là một chủ đề chính trị gây tranh cãi tại Quốc hội Mỹ - Ảnh: REUTERS
Trong nhiều năm qua, nợ công của Mỹ trở thành một trong những tâm điểm tranh luận chính trị tại Mỹ, cũng như chủ đề thu hút dư luận quốc tế.
Trong bối cảnh
Nợ công của Mỹ luôn là một chủ đề chính trị gây tranh cãi tại Quốc hội Mỹ - Ảnh: REUTERS
Trong nhiều năm qua, nợ công của Mỹ trở thành một trong những tâm điểm tranh luận chính trị tại Mỹ, cũng như chủ đề thu hút dư luận quốc tế.
Trong bối cảnh
Tính đến thời điểm hiện tại, nợ công Mỹ đã đạt 36.200 tỉ USD, tương đương hơn 120% GDP - Ảnh: REUTERS
Kết quả là nợ Chính phủ Mỹ đã tăng kỷ lục từ 23.000 tỉ USD vào năm 2019 lên mức 36.200 tỉ USD tính tới thời điểm hiện tại, tương đương hơn 120% GDP.
Ai là chủ nợ của Mỹ?
Số liệu do Hãng tin Reuters thống kê cho thấy "chủ nợ" lớn nhất của Chính phủ Mỹ chính là các nhà đầu tư Mỹ và những người giữ nợ Mỹ khác, nắm giữ 19.700 tỉ USD.
Đứng thứ hai là các nhà đầu tư nước ngoài, chiếm 8.700 tỉ USD.
Theo sau là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) với số tiền đã cho vay là 4.700 tỉ USD. Cuối cùng là Sở An sinh xã hội Mỹ (SSA) cùng các cơ quan khác, nắm giữ 2.400 tỉ USD.
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nợ của Mỹ, Nhật đứng đầu với khoản nợ nắm giữ lên tới gần 1,1 tỉ USD. Đứng thứ hai và ba lần lượt là Trung Quốc với 768,6 tỉ USD và Anh với 765,6 tỉ USD.
Có giới hạn nào cho nợ công Mỹ?
Trần nợ công là mức trần do Quốc hội Mỹ đặt ra về số tiền tối đa mà Chính phủ Mỹ có thể vay. Quốc hội Mỹ đã đặt ra mức trần nợ đầu tiên là 45 tỉ đô la vào năm 1939 và đã phải tăng mức giới hạn đó 103 lần kể từ đó, vì chi tiêu Chính phủ Mỹ liên tục vượt quá doanh thu, theo Reuters.
Con dấu bằng đồng của Bộ Tài chính Mỹ - Ảnh: REUTERS
Khi đạt đến trần nợ, chính quyền liên bang Mỹ không thể đi vay thêm tiền, mất khả năng thanh toán các hóa đơn và tài trợ cho các chương trình và dịch vụ.
Trong lịch sử, nước Mỹ chưa bao giờ rơi vào tình trạng vỡ nợ, bởi Quốc hội Mỹ đều cho phép nâng trần nợ mặc dù thường phải trải qua một quá trình tranh cãi kéo dài giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, trong trường hợp Mỹ vỡ nợ, hàng loạt hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, làm xáo trộn thị trường tài chính toàn cầu và đẩy nước Mỹ vào suy thoái.