Giấc mơ Mỹ ở vùng ngoại ô có thể là cơn ác mộng tồi tệ nhất.
Nghiên cứu mới, được công bố cuối tháng 5 trên tạp chí Science Advances, cho thấy những người sống ở vùng ngoại ô có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn nhóm sống trong đô thị, theo The New York Post.
Những vùng ngoại ô có mật độ dân số trung bình, rộng lớn với các tòa nhà thấp tầng và hộ gia đình độc thân có nguy cơ gây bệnh trầm cảm cao hơn.
Stephan Barthel, nhà nghiên cứu chính về tính bền vững đô thị tại Đại học Stockholm (Thụy Điển), và Karen Chen, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ về địa lý của Đại học Yale (Mỹ), cho biết trong báo cáo đăng trên The Conversation rằng các hộ gia đình sống xa nhau, ít không gian mở công cộng và mật độ dân số thấp ở ngoại ô thành phố có thể góp phần làm suy giảm sức khỏe tâm thần.
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế sử dụng hình ảnh vệ tinh và AI (trí tuệ nhân tạo) để lập bản đồ các khu đô thị đang phát triển ở Đan Mạch trong hơn 30 năm. Sau đó, họ phân tích hơn 75.000 cư dân bị trầm cảm và hơn 750.000 người không bị trầm cảm, lưu ý đến vị trí sinh sống và tỷ lệ mắc bệnh tâm thần trên đầu người.
Mặc dù các khu vực địa lý nông thôn dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, những người ở các khu ngoại ô dành cho hộ gia đình độc thân và nhà ở thấp tầng có nguy cơ cao nhất.
Bất chấp những nghiên cứu trước đây, kết quả nghiên cứu mới cho thấy sống ở thành phố lớn không phải là nơi tồi tệ nhất cho sức khỏe tâm thần. Ảnh: AP. |
Trong khi đó, các khu vực có rủi ro thấp nhất có những tòa nhà nhiều tầng ở vị trí trung tâm hoặc vùng ngoại ô có quyền tiếp cận với không gian mở.
“Kết quả cho thấy không có mối tương quan rõ ràng nào mà các khu vực nội thành đông đúc ảnh hưởng đến trầm cảm. Điều này có thể do các trung tâm thành phố có thể mang lại nhiều cơ hội tương tác và kết nối xã hội hơn - vốn có lợi cho sức khỏe tâm thần”, Barthel và Chen cho biết thêm.
Phát hiện của họ mâu thuẫn với nghiên cứu trước đây cho thấy bệnh tâm thần phổ biến hơn ở các đô thị lớn.
“Xét cho cùng, mức mật độ dân số nhất định là cần thiết để tạo ra cộng đồng sống động có thể hỗ trợ các cửa hàng, doanh nghiệp và phương tiện giao thông công cộng, đồng thời cho phép sự phục hồi với lợi ích của không gian mở”, Barthel và Chen lưu ý nghiên cứu của họ có thể là hướng dẫn cho quy hoạch đô thị trong tương lai.
Trong khi đó, nghiên cứu trên lại trùng hợp với cuộc di cư hàng loạt khỏi Big Apple (thành phố New York) vì những người dân thất vọng cho rằng chi phí cao ngất trời, tỷ lệ tội phạm và giáo dục kém là lý do để dời đi.
Ngay cả những người có ảnh hưởng đáng chú ý của thành phố cũng cảm thấy chán ngấy. Nhiều trong số họ rời khỏi Manhattan để có cuộc sống yên tĩnh hơn ở nơi khác.
“Thật kỳ lạ vì có vẻ như việc kết bạn, gặp gỡ mọi người và hẹn hò ở thành phố lớn được cho là rất dễ dàng”, người sáng tạo nội dung Callie Wilson từng nói rằng cô cảm thấy rất cô đơn khi sống ở “thành phố không bao giờ ngủ”.
Nhớ sống hạnh phúc nhé!
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.