Đêm vui được đánh đổi bằng sự nhọc nhằn của công nhân vệ sinh, đồng thời phản ánh rõ nét việc nhiều người chưa thực sự nhận thức trách nhiệm giữ gìn cái chung, vô tư xả rác thải bừa bãi.
Kim đồng hồ điểm 0h, TP.HCM chào đón năm mới 2025 trong ánh sáng rực rỡ của pháo hoa và những điệu nhạc sôi động tại khu vực trung tâm.
Tuy nhiên, khi niềm vui và hào hứng đi qua, một bức tranh không mấy đẹp đẽ lộ diện ngay sau ánh sáng lung linh, tiếng cười rộn ràng. Đó là những con đường ngập tràn Lễ hội năm mới thành 'lễ hội rác thải' do tâm lý đám đông?Phân loại rác ở Việt Nam, sao chỉ ghi tiếng Anh trên thùng?
Thứ nhất, không chỉ mất mỹ quan đô thị, nó tạo ấn tượng quá xấu đối với du khách.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, chị Dulani, đến từ Sri Lanka, không giấu được sự tiếc nuối: "Tôi thật sự thất vọng khi thấy nhiều người thiếu ý thức xả rác, làm công nhân vệ sinh phải vất vả hơn vào ngày đầu năm mới.
Thành phố này rất đẹp, nhưng tôi nghĩ mọi người cần chú trọng hơn đến việc giữ gìn vệ sinh chung".
Thứ hai, nó cho thấy ý thức văn minh môi trường của nhiều người vẫn chưa được cải thiện vì đây không phải lần đầu.
Năm nào cũng vậy, các tuyến phố trung tâm thường bị biến thành "bãi rác công cộng" sau mỗi sự kiện lớn tập trung đông người vào các dịp lễ, Tết, hội họp như countdown, lễ hội pháo hoa hay các chương trình kỷ niệm.
Cảnh tượng đêm 1-1-2025 không phải ngoại lệ, khiến không ít người băn khoăn.
Một đêm vui được đánh đổi bằng sự nhọc nhằn của công nhân vệ sinh, đồng thời phản ánh rõ nét việc nhiều người trong chúng ta chưa thực sự nhận thức trách nhiệm giữ gìn cho cái chung.
Xả rác tại các sự kiện công cộng thường được biện minh là do khối lượng người tham gia quá đông hoặc không tìm được thùng rác (?).
Thực tế, để đáp ứng nhu cầu, các cơ quan chức năng đã bố trí nhiều thùng rác và lực lượng vệ sinh có mặt tại khu vực trung tâm. Vấn đề nằm ở ý thức mỗi cá nhân. Nhiều người vẫn "chọn" vứt rác dưới chân thùng rác thay vì bỏ vào thùng.
Hành động xả rác bừa bãi như thế trở thành thói quen và được biện minh bằng lý do "vì ai cũng làm thế". Một số người chỉ quan tâm đến trải nghiệm bản thân, quên mất trách nhiệm giữ gìn môi trường chung.
Công tác tổ chức sự kiện vốn cũng chưa chú trọng đủ đến việc quản lý rác thải.
Ngoài bảo đảm không thiếu thùng rác ở các khu vực đông người, không thiếu đội ngũ thu gom, các hoạt động kinh doanh tự phát quanh khu vực tổ chức sự kiện, từ hàng rong đến những gian hàng khuyến mãi, cũng góp phần không nhỏ vào việc tạo ra rác.
Khẩu hiệu lễ hội, giao thừa không rác thải, được không?
Tình trạng trên dẫn đến câu hỏi giải pháp để cải thiện, ngăn chặn việc xả rác thải tràn lan sau các sự kiện lớn? Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, tổ chức sự kiện và cả cộng đồng là cần thiết.
Việc tuyên truyền nâng cao ý thức cần được nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời khuyến khích lối sống xanh như giảm sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần. Giáo dục môi trường nên được lồng ghép vào chương trình học từ sớm để xây dựng ý thức từ thế hệ trẻ.
Phân loại rác: món nợ bao giờ trả xong?ĐỌC NGAY
Công tác tổ chức sự kiện cần chú trọng hơn đến việc quản lý rác thải. Cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Việc phối hợp với các đội tình nguyện viên cũng là giải pháp hiệu quả để giảm tải cho đội ngũ công nhân vệ sinh.
Những nhóm tình nguyện như "Hội yêu rác" có mặt trong đêm pháo hoa vừa qua hay các câu lạc bộ môi trường có thể trở thành cầu nối, truyền cảm hứng và lan tỏa thông điệp sống xanh đến nhiều người hơn.
Một khẩu hiệu "giao thừa không rác thải" cần được ban tổ chức và chính các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu countdown kêu gọi, lan tỏa tinh thần tự giác dọn dẹp rác ngay dưới chân của mỗi khán giả tham dự sự kiện.
Bên cạnh đó, chính quyền cần có các biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý hành vi xả rác nơi công cộng. Những hình phạt như phạt tiền hoặc yêu cầu tham gia dọn dẹp có thể tạo ra hiệu ứng răn đe, giúp nâng cao ý thức của người dân.
Cũng nên tham vấn áp dụng các biện pháp "giám sát" từ các camera "chạy bằng cơm" như đã đạt hiệu quả rất cao trong chiến dịch lập lại trật tự công cộng, trấn áp mạnh tay hành vi côn đồ và trật tự giao thông của lực lượng công an trong thời gian gần đây.
Các lễ hội, đặc biệt giao thừa luôn là thời khắc đặc biệt, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới đầy hy vọng.
Tại TP.HCM, màn pháo hoa rực rỡ bên bờ sông Sài Gòn, kết hợp với các chương trình âm nhạc sôi động tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, không chỉ là tâm điểm thu hút hàng nghìn người dân và du khách, mà còn khắc họa hình ảnh một thành phố trẻ trung, năng động.
Và để thực sự trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, không chỉ có những màn pháo hoa rực rỡ hay các lễ hội tương tự, mà còn là năng lực kêu gọi được sự đồng lòng trong việc bảo vệ môi trường của chính quyền thành phố.
Mỗi người dân, từ việc nhỏ như nhặt một mảnh giấy, giữ rác trong túi hay đơn giản bỏ rác đúng nơi đúng chỗ… đã có thể góp phần tạo nên sự khác biệt.
Môi trường sống không là của riêng ai, mà là tài sản chung của tất cả.
Chừng nào mới hết xả rác và đánh nhau trên đường như cơm bữa?
'Rác từ trong tâm hồn' - là bình luận của một bạn đọc để lại dưới bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 31-12 về tình trạng ngập rác ở quận 1, TP.HCM sau khi hàng ngàn người dự countdown chào năm mới trở về nhà, bỏ rác lại.
Do mật độ giao thông đông và thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, Sở GTVT Hà Nội vừa có đề xuất xây dựng 5 cầu vượt, hầm chui tại 5 nút giao thông lớn trên địa bàn thành phố.
Việc ông Trump muốn Canada trở thành bang thứ 51 của Mỹ có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu 'làm nước Mỹ vĩ đại trở lại'.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực thi công các hạng mục của dự án, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào hoạt động trước ngày 20/1.
TP HCM kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để tháo gỡ các vấn đề tồn đọng trên địa bàn, giải phóng nguồn lực, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng.