Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Việc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch được giao xây dựng đề án Công nghiệp giải trí ở Việt Nam, báo cáo Thủ tướng trong tháng 5 là một điểm nhấn rất quan trọng, giống như buổi bình minh của nền công nghiệp này tại Việt Nam.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam - Ảnh 1.

Anh trai say hi là một trong những sản phẩm giải trí nội địa đáng chú ý trong vài năm trở lại đây - Ảnh: NSX

Những năm 2000, khái niệm "nền Phát triển công nghiệp giải trí: Cần chiến lược quốc gia để không lỡ cơ hội vàngĐạo diễn Việt Tú: Có 3 việc cần làm ngay để vươn đến nền công nghiệp giải tríTừ show BlackPink nghĩ về phát triển công nghiệp giải trí ở Việt Nam

Những vấn đề trước đây còn xa vời như bản quyền tác giả, tài sản sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các chính sách về công nghiệp văn hóa, giải trí, thì giờ đây đã trở thành điều tất yếu thông qua tầm nhìn và hoạch định của Chính phủ.

Dẫu vậy thị trường giải trí Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. 

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này. 

Không có con người đủ tiêu chuẩn, sự hội nhập toàn cầu sẽ gặp rất nhiều thách thức.

Hiện tại trong lúc hưng phấn chúng ta nói đến nhiều khái niệm "tiêu chuẩn, đẳng cấp quốc tế" nhưng gần như số lượng nhân sự có thể hiểu và thực hành được tiêu chuẩn này ở thị trường giải trí của chúng ta chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Bên cạnh đó cần khẳng định rằng để có được nền công nghiệp giải trí thì nghệ sĩ, hay nói rộng hơn là các nhà sáng tạo nội dung giải trí, phải sống và làm giàu được nhờ tài sản sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả thay vì vắt sức chạy event hằng ngày để có nguồn thu nhập chính.

Chúng ta cũng cần có những tài sản sở hữu trí tuệ của nền công nghiệp văn hóa, giải trí ở tầm quốc gia như các lễ hội văn hóa, âm nhạc đa phương tiện thường niên để thu hút du khách toàn cầu - điều mà các quốc gia có nền công nghiệp văn hóa, giải trí phát triển không phải quá sớm như Singapore hay Thái Lan đang làm rất tốt.

Dưới góc nhìn của người trong cuộc, đặt trong bối cảnh sự ra đời của nghị quyết số 68, tôi cho rằng trọng tâm của dự án này nên được đặt vào khối doanh nghiệp tư nhân, họ cần được trao quyền, trao cơ chế để trở thành lực đẩy lớn nhất để hiện thực hóa đề án.

Việc thực thi đề án, đặc biệt là sử dụng ngân quỹ, cần có những chỉ số đo đếm hiệu quả cụ thể (KPI) và trách nhiệm cá nhân cụ thể.

Ngoài chính sách thiết thực về phát triển công nghiệp giải trí, văn hóa mà Chính phủ đã đặt ra, còn cần cả một tầm nhìn đồng bộ trong cả cơ chế kiểm duyệt.

Hiện âm nhạc và điện ảnh là hai lĩnh vực nhiều tiềm năng để chạm tới được những cơ hội như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Thái Lan, Nhật Bản.

Và để làm được điều này, Việt Nam cần kiên trì, bài bản bởi được như hôm nay, các quốc gia nêu trên cũng trải qua một quá trình học hỏi, phát triển với nhiều trả giá, đánh đổi.

Cuối cùng và quan trọng nhất: bài toán phát triển kinh tế, nhưng không đánh đổi bản sắc văn hóa dân tộc cũng là điều chúng ta cần nghiên cứu học hỏi từ chính các quốc gia nêu trên. Giữ được bản sắc thì mới được nhận diện toàn cầu.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam - Ảnh 1.Công nghiệp giải trí Việt Nam: Đừng thấy ngàn tỉ mà tưởng 'siêu lợi nhuận'

'Giải ảo' những số liệu siêu lợi nhuận khiến không ít người say sưa ca tụng ở vài lĩnh vực nổi bật, nhìn vào thực trạng thì mới có thể 'bốc thuốc' cho công nghiệp giải trí Việt Nam phát triển theo hướng bền vững hơn.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề