“Cà nhính” vốn chỉ là khẩu ngữ, không quá thông dụng trong đời sống và không được đề cập trong hầu hết từ điển tiếng Việt. Nhưng gần đây, từ này đang lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội nhờ trào lưu teencode 2.0 của Gen Z.
“Cà nhính” có thể được coi là một từ lóng dùng để chỉ biểu cảm thích thú, hào hứng.
Từ này lần đầu xuất hiện trong một phiên phát sóng trực tiếp hồi tháng 5 của ca sĩ Miko Lan Trinh và bạn trai, cho thấy cặp đôi đang cùng nhau nấu ăn. Cô hào hứng cầm một đĩa thức ăn giơ lên trước camera và liên tục nói: “Cà nhính, cà nhính, cà nhính”.
Biểu cảm và cách diễn đạt hài hước của nữ ca sĩ đã khiến cho từ lóng này trở nên phổ biến trên mạng xã hội. Bên cạnh những người quay clip “nhái lại” hành động này, một số khác biến “cà nhính” trở thành lời nhận xét, bình luận về một sự vật, hiện tượng thú vị.
Đây không phải từ khẩu ngữ đầu tiên Gen Z biến tấu thành teencode. Trước “cà nhính”, người trẻ chuộng sử dụng từ “ô dề” - dùng để chỉ hành vi lố lăng, làm quá, không giống ai. Một số khác được sáng tạo mà không tuân theo bất kỳ quy tắc nào như "chếc gồi" (chết rồi), "gòi song" (rồi xong)...
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.