Cách dạy quyết định con cái giàu - nghèo

Gia đình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công tài chính của con cái khi chúng lớn khôn.

Nuôi con khoa học tác động tích cực đến thu nhập cá nhân của trẻ về sau. Ảnh: Freepik.

Theo Parents, trẻ em lớn lên trong điều kiện kinh tế hạn chế thường phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có rào cản về tài chính. Tuy nhiên, điều đó không quyết định mức thu nhập của những cá nhân này khi họ trưởng thành.

Ngược lại, cuộc sống đầy đủ chưa chắc sẽ có lợi cho các em về sau. Chính phương pháp nuôi dạy con mới thực sự tác động lớn đến thu nhập của trẻ.

Nuôi con “nhạy bén”

Trong tiếng Anh, cách nuôi dạy này được gọi là "Sensitive Parenting", đặc trưng bởi tính nhanh nhạy của cha mẹ và sự quan tâm vừa đủ đến quá trình phát triển của con.

Ngoài ra, các ông bố bà mẹ cũng tránh xây dựng kỷ luật cứng rắn và áp đặt tiêu chuẩn lên đứa trẻ. Điều này giúp con cảm thấy an toàn và phát triển tốt hơn khả năng kiểm soát cảm xúc, từ đó dẫn đến cuộc sống ổn định hơn, bao gồm cả thu nhập.

Giáo sư tâm thần học Stephen Scott cho biết phương pháp nuôi con “nhạy bén” không chỉ tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ mà còn có lợi cho tài chính gia đình, xã hội và bản thân đứa trẻ khi trưởng thành.

thu nhap cua con cai anh 1

Phụ huynh nhanh nhạy và tâm lý giúp con ổn định thu nhập hơn trong tương lai. Ảnh: Freepik.

Theo đó, cách nuôi con hiệu quả này giúp trẻ hạn chế các rắc rối trong cuộc sống và ít phá phách hơn. Nếu con liên tục gây chuyện ở trường hoặc vi phạm pháp luật, cha mẹ phải bồi thường thiệt hại hoặc thậm chí nghỉ làm để giám sát chúng.

Khi những đứa trẻ được nuôi dạy theo phương pháp này lớn lên, chúng trở nên đáng tin cậy và giao tiếp linh hoạt hơn, bên cạnh việc dễ dàng xây dựng nhiều mối quan hệ lành mạnh. Tất cả những yếu tố này góp phần cho thu nhập tốt hơn trong tương lai, Parents bổ sung.

Nuông chiều quá mức

Nuôi nấng con cái bằng sự nuông chiều và bảo bọc, vốn phổ biến ở các gia đình có điều kiện, thường mang lại kết quả tiêu cực trong tài chính gia đình và bản thân đứa trẻ.

Bởi lẽ, khi cha mẹ không bắt con phải chịu trách nhiệm và dễ dàng tha thứ mọi lỗi lầm của chúng, đứa trẻ sẽ mất dần ý thức về nghĩa vụ của mình, không nỗ lực để theo đuổi ước mơ và hạn chế trong khả năng xử lý nghịch cảnh.

Scott giải thích thêm: “Một đứa bé xuất thân từ gia đình khá giả nhưng thiếu sự quan tâm sát sao và đúng mực từ cha mẹ sẽ kém phát triển hơn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ổn định thu nhập’’.

Kiểm soát chặt chẽ

Tiến sĩ Gwen Dewar với nhiều năm nghiên cứu tâm lý học so sánh tại Mỹ cho biết cha mẹ áp dụng cách nuôi con này thường xuyên bắt trẻ phải nghe lời mình. Phụ huynh luôn là người ra quyết định thay vì lắng nghe và thảo luận với con.

Phương pháp trên có thể hạn chế tư duy sáng tạo và lòng tự trọng của trẻ, cũng như khiến chúng khó tự lên kế hoạch và ra quyết định. Lòng tự trọng thấp và thiếu tin tưởng vào bản thân là trở ngại lớn đối với thành công tài chính của con trong tương lai.

Với trường hợp tệ hơn, trẻ em lớn lên trong môi trường khắt khe dễ có xu hướng nổi loạn và chống lại cha mẹ và xã hội khi không kiểm soát được cảm xúc.

'Giải oan' cho Gen Z

Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.