Cách thương hiệu 'Ong Cam' bTaskee thiết lập tiêu chuẩn cho ngành giúp việc

Hơn 8 năm qua, bTaskee đã góp phần thay đổi diện mạo của thị trường giúp việc nhà và thiết lập nhiều tiêu chuẩn nhằm mang đến giải pháp toàn diện cho người dùng, người lao động.

Trở lại giai đoạn năm 2014 - 2015, thị trường giúp việc tại Việt Nam vẫn chưa có sự đa dạng trong dịch vụ và phương thức tiếp cận. Khi đó, dịch vụ giúp việc chủ yếu là toàn thời gian và các ứng dụng điện thoại cũng chưa phổ biến.

Ngoài ra, nhu cầu khi đó có tới 1,6 triệu hộ gia đình khó khăn tìm người giúp việc và chỉ có khoảng 250.000 lao động (Theo Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin thị trường lao động). Các gia đình muốn tìm người giúp việc thường phải mất thời gian qua các trung gian môi giới, khiến quy trình tìm kiếm tốn kém, mất thời gian và khó kiểm soát về chất lượng.

Từ đó, thị trường nhìn chung thiếu một tiêu chuẩn về quy trình giúp việc, thiếu tính đồng nhất và sự ổn định trong dịch vụ, cũng như đảm bảo độ tin cậy cho khách hàng.

bTaskee ra đời và tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành giúp việc

Trong bối cảnh đó, bTaskee ra đời (năm 2016) như một làn gió mới trong lĩnh vực giúp việc nhà. Với mô hình dịch vụ giúp việc thông qua ứng dụng điện thoại, bTaskee đã thay đổi hình thức cung ứng dịch vụ.

Theo đó, khách hàng chỉ cần truy cập ứng dụng bTaskee để đặt lịch, thanh toán, theo dõi và đánh giá công việc. Điều này mang đến sự tiện lợi và linh hoạt chưa từng có trong ngành, giúp giảm thời gian chờ đợi và tối ưu hóa quy trình đặt dịch vụ.

Không chỉ vậy, công nghệ mà bTaskee áp dụng còn có khả năng "học hiểu" nhu cầu người dùng, từ đó tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Thị trường giúp việc được thiết lập theo tiêu chuẩn mới

bTaskee đã xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho các Tasker (tên gọi của cộng tác viên bTaskee) từ đầu vào đến đầu ra, bao gồm các khâu tuyển dụng, đào tạo đến vận hành, đảm bảo rằng họ đều có đủ kỹ năng và thái độ phục vụ tốt nhất.

Ngoài ra, dịch vụ giúp việc nhà bTaskee cũng có quy trình làm việc rất bài bản và khoa học. Mỗi Tasker đều thực hiện công việc dựa trên các tiêu chuẩn rõ ràng, từ vệ sinh không gian chung như phòng khách, nhà bếp, đến việc chăm sóc các khu vực cá nhân như phòng ngủ, phòng tắm…

Bên cạnh đó, bTaskee cũng đồng bộ hóa mọi yếu tố liên quan khác như đồng phục và công cụ dụng cụ mà Tasker sử dụng. Tất cả đều được chuẩn hóa để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng nhất. Hơn nữa, công ty còn liên tục cập nhật các khóa học trực tuyến và trực tiếp nhằm nâng cao tay nghề cho Tasker, giúp họ luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Có thể thấy, những quy chuẩn này không chỉ là nền tảng để các đơn vị trong ngành tham khảo mà còn là cơ sở để xây dựng một thị trường giúp việc chuyên nghiệp và hiệu quả.

Cộng đồng Tasker: Yếu tố cốt lõi để quy chuẩn hóa ngành giúp việc

Theo đại diện bTaskee chia sẻ: "Chúng tôi không chỉ tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng mà còn tập trung tạo giá trị lâu dài cho nhóm người lao động (Tasker). Điều này tạo nên sự khác biệt, cũng là giá trị cạnh tranh của bTaskee".

Nói cách khác, tài nguyên cốt lõi để thương hiệu phát triển dịch vụ theo bản sắc riêng chính là Tasker. Họ phải trải qua quy trình tuyển dụng chặt chẽ, bao gồm các bước phỏng vấn, kiểm tra lý lịch và đánh giá năng lực. Sau đó, họ tiếp tục tham gia vào các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng dọn dẹp, giao tiếp, ứng xử và tư duy cung ứng dịch vụ chất lượng cao.

Việc này không chỉ giúp các Tasker nâng cao kỹ năng mà còn góp phần tạo ra sự đồng nhất và chuyên nghiệp trong quy trình làm việc, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Cách thương hiệu 'Ong Cam' bTaskee thiết lập tiêu chuẩn cho ngành giúp việc- Ảnh 1.

Nguồn tài nguyên cốt lõi để bTaskee thiết lập tiêu chuẩn cho dịch vụ giúp việc là Tasker.

Bên cạnh đó, bTaskee xây dựng Cộng đồng Tasker như một môi trường để các "chị Ong" (cách gọi thân mật của bTaskee dành cho Tasker) có thể chia sẻ và hỗ trợ nhau. Cộng đồng này giúp Tasker không ngừng cải thiện và phát triển bản thân qua những kinh nghiệm thực tế và sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Đồng thời, thương hiệu cũng thường xuyên triển khai các chương trình chăm sóc và chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực và tri ân Tasker, giúp họ yên tâm phát triển sự nghiệp.

Tóm lại, bTaskee không chỉ tạo nên một cuộc cách mạng cho ngành giúp việc tại Việt Nam mà còn góp phần thiết lập những tiêu chuẩn mới cho thị trường. Với sự kết hợp giữa công nghệ và con người, bTaskee không chỉ là một ứng dụng giúp việc mà còn là một giải pháp tổng thể đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng lẫn Tasker. Chính điều này đã giúp bTaskee tạo dựng nên một vị thế vững chắc và trở thành biểu tượng của chất lượng và sự chuyên nghiệp trong ngành giúp việc tại Việt Nam.

Hiện tại, từ nền tảng dịch vụ giúp việc nhà theo giờ, thương hiệu đã mở rộng quy mô dịch vụ lên đến 18 tiện ích gia đình, phủ sóng khắp 20 tỉnh thành tại Việt Nam, phục vụ 1 triệu khách hàng với hơn 15 triệu giờ làm việc hoàn thành. Tại Thái Lan, bTaskee có mặt tại 9 tỉnh thành như Bangkok, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon Pathom, Chiangmai… Còn ở Indonesia, thương hiệu hiện diện tại 19 thành phố lớn và dự kiến mở rộng lên 23 thành phố trong năm nay.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH bTaskee

Địa chỉ: 284/25/20 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TPHCM

Tổng đài: 1900 636 736

Email: [email protected]

Website: https://www.btaskee.com