Cuối tháng chạp, những Chẳng thà nhắn tin qua mạng xã hội rồi chờ... vài ngày chứ không thích gọi điện?
Cần người giữ lửa cho nhóm chat gia đình
Mỗi nhà có ít nhất ba nhóm chat gia đình để giữ liên lạc nhanh chóng, lưu giữ được nhiều hình ảnh, thông tin lại có thể dễ dàng kết nối cuộc gọi video giữa các thành viên, giúp đỡ nhớ nhau hơn...
Tuy nhiên sau này mọi người không có thời gian để chat, cần gấp gì thì gọi luôn cho nhanh", chị Tiên nói.
Nhóm chat của gia đình chị Tiên lúc mới được lập rất sôi nổi nhưng sau thời gian không còn ai "giữ lửa", hoạt náo nên cũng chìm vào quên lãng.
Và trong một lần dọn dẹp bộ nhớ điện thoại chị Tiên đã xóa luôn nhóm chat vì để không làm gì mà lại… tốn bộ nhớ.
Còn anh Quang Trung (30 tuổi, ngụ Tân Bình, TP.HCM) cho rằng: "Nhóm chat cũng chỉ để lúc cần thông tin gì nhanh cho thành viên trong gia đình cùng nắm. Tranh thủ gặp nhau được sẽ tốt hơn. Chứ chat trên mạng nhiều nhưng lâu ngày không gặp nhau cũng chẳng còn chuyện gì để chat…", anh Quang Trung nói.
Anh Nguyễn Lê Nguyên (hiện ở Tokyo, Nhật Bản) cho biết trước khi sang nước ngoài làm việc, anh đã dành hẳn một tuần để hướng dẫn ba mẹ mình sử dụng các tính năng của điện thoại thông minh và mạng xã hội.
Nhiều năm nay, gia đình anh sử dụng nhóm chat trên Facebook để làm kênh liên lạc chính.
"Người lớn tuổi không rành công nghệ và điện thoại nên mình phải hướng dẫn từ từ, kỹ càng. Cách mở ứng dụng thế nào, tìm nhóm chat của gia đình mình, nhắn tin và gửi hình ảnh vào đó, tải hình ảnh về bằng cách nào… Nhiều tính năng phức tạp ba mẹ không cần dùng thì mình khỏi nhắc tới để ông bà khỏi phân tâm", anh Nguyên chia sẻ.
Dù xa nhau nhưng cứ có thời gian rảnh là gia đình anh Nguyên lại gọi video nhóm chat. Mọi người nhìn thấy mặt nhau hằng ngày cũng sẽ đỡ nhớ nhau hơn.