Chăm lo tốt cho dân để dân giữ đất

Lần đầu tiên sẽ có mô hình trường phổ thông nội trú liên cấp tiểu học - THCS tại 248 xã biên giới, trước năm học mới 2025 - 2026 sẽ thí điểm cải tạo hoặc xây mới 100 trường ở dải đất vùng biên.

học trò - Ảnh 1.

Học trò tại điểm trường Tắk Pổ (Quảng Nam cũ, nay là Đà Nẵng) tập trung tới phòng học để xem tivi sau giờ ăn tối - Ảnh: T.B.D.

Có thể thấy quyết định của Bộ Chính trị có ý nghĩa rất lớn, nhằm hiện thực hóa chủ trương chăm lo đời sống người dân đang sinh sống, bám trụ ở vùng biên giới.

Bởi dân sinh sống, an cư lạc nghiệp dọc dải đất vùng biên là lời khẳng định về chủ quyền lãnh thổ, là giải pháp bền vững để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

Từ cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước sạch đến sự chăm lo về y tế và giáo dục là những gì phải được quan tâm đúng mức và hiệu quả để người dân vùng biên không chỉ an toàn, ổn định đời sống vật chất mà còn được chăm lo về tinh thần, nâng cao dân trí.

Trong nhiều thập kỷ qua đã có nhiều chính sách đối với nhà giáo, với học sinh và ngành giáo dục ở những địa bàn khó khăn, biên giới hải đảo.

Những món quà ngộ nghĩnh của học trò vùng cao tặng cô giáo ngày 20-11Thầy giáo xây hàng chục cầu treo, giếng nước cho học trò vùng cao

Nhưng một mô hình trường học phù hợp có lẽ mới thay đổi căn bản về sự học ở nơi này. Mô hình trường phổ thông nội trú hiện nay vốn chỉ mở ra với học sinh cấp THPT theo quy hoạch mỗi tỉnh một trường.

Ở vùng biên giới, đối tượng được vào học trường nội trú phải ở địa bàn đặc biệt khó khăn, là người dân tộc thiểu số.

Trong một thời gian rất dài, hệ thống trường học từ mầm non đến THCS phải duy trì các điểm lẻ đến thôn bản, cử giáo viên cắm bản vì đặc thù vùng cao học sinh ở rải rác, đi lại khó khăn, bị chia cắt bởi sông suối nguy hiểm.

Có những trường vùng cao tồn tại đến vài chục điểm lẻ. Chưa kể những hy sinh thầm lặng của giáo viên cắm bản, bất cập hơn cả với trẻ em vùng khó khăn là chịu thiệt thòi trong tiếp cận giáo dục có chất lượng.

Trẻ ở điểm lẻ chỉ có thể vượt qua ngưỡng mù chữ và phổ cập ở mức thấp thể hiện ở kết quả dạy chữ. Các em ít được quan tâm đến tinh thần, đến kỹ năng, đến việc mở rộng hiểu biết xã hội.

Từ bất cập này, nhiều địa phương đã phát triển mô hình bán trú dân nuôi. Có nghĩa thầy cô và phụ huynh cùng góp công, góp của đưa trẻ về trường chính, góp gạo, chia nhau nấu ăn, chăm lo cho trẻ.

Nhưng hệ thống trường học này hiện vẫn gặp nhiều bất cập: cơ sở vật chất thiếu thốn, thiếu phòng học, thiếu phòng ở, thiếu nhà công vụ cho giáo viên, điều kiện về điện, nước sinh hoạt đều khó khăn.

Nhìn từ thực trạng này để thấy chủ trương xây trường nội trú cho học sinh cấp tiểu học và THPT không phải chỉ là cách thay đổi tên gọi từ "bán trú" sang "nội trú" mà là sự thay đổi về cả quy mô và chất lượng.

Sẽ có rất nhiều việc phải làm, trong đó với ngành giáo dục phải bắt tay vào rà soát, sửa đổi, bổ sung hàng loạt quy định liên quan để tạo hành lang pháp lý cho mô hình mới hoạt động sau khi những ngôi trường mới được mở cửa, khuyến khích động viên đối với người học, người dạy.

Ở những nơi "trường ra trường, lớp ra lớp" thì khoảng cách giáo dục giữa vùng biên giới khó khăn và đô thị phát triển mới được rút ngắn, công bằng trong tiếp cận xã hội, từ đó mới được thực thi một cách thực chất.

Việc này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn góp phần thực hiện mục tiêu giữ gìn an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Chăm lo tốt cho dân để dân giữ đất - Ảnh 1.Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng trường học tại 248 xã biên giới đất liền

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng các trường phổ thông nội trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở tại 248 xã biên giới đất liền.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề