Cháy rừng ở Mỹ: Biến đổi khí hậu làm tăng sức tàn phá của thảm họa

Khi California 'oằn mình' trong thảm họa cháy rừng, các nhà khoa học đã công bố một tin tức đáng buồn: Năm 2024 được xác nhận là năm nóng nhất trong lịch sử.

Cháy rừng ở Mỹ: Biến đổi khí hậu làm tăng sức tàn phá của thảm họa - Ảnh 1.

Một phụ nữ đi ngang qua những ngôi nhà bị phá hủy trong đám cháy ở Palisades, Los Angeles, California ngày 11-1 - Ảnh: REUTERS

Cháy rừng ở Mỹ: Biến đổi khí hậu làm tăng mức tàn phá của thảm họa - Ảnh 2.Tình người trong 'hỏa ngục' ở CaliforniaĐỌC NGAY

Nhiệt độ trong khu vực cũng cao hơn bình thường. Kết quả là cây cỏ mọc um tùm vào năm ngoái bị khô héo, trở thành củi khô sẵn sàng bắt lửa.

Sự kết hợp giữa nhiệt độ cao và khô hạn, mà các nhà khoa học cho rằng có liên quan đến biến đổi khí hậu, đã tạo thành "điều kiện lý tưởng" dẫn đến cháy.

"Cháy rừng vào mùa đông ở nam California đòi hỏi nhiều hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan diễn ra cùng lúc. Nhiệt độ càng cao, các đám cháy càng dữ dội", nhà khoa học khí hậu Park Williams từ Đại học California giải thích.

Một yếu tố khác là gió Santa Ana mạnh, thổi từ Utah và Nevada về phía tây, mặc dù không thể liên kết trực tiếp với biến đổi khí hậu, đã góp phần khiến cháy rừng lan rộng với sức gió lên tới 160km/h, tương đương với một cơn bão cấp 2.

'Miếng mồi' tranh cãi chính trị

Thảm họa cháy rừng ở Los Angeles đã nhanh chóng trở thành đề tài cho những công kích mang tính chính trị.

Tổng thống đắc cử Donald Trump chỉ trích Thống đốc California Gavin Newsom, cáo buộc các quy định bảo vệ của bang và liên bang liên quan đến một loài cá bị đe dọa đã cản trở các nỗ lực chữa cháy do thiếu nước.

Trên mạng xã hội X, tỉ phú Elon Musk, một đồng minh của ông Trump, lại nói rằng rủi ro từ biến đổi khí hậu "là có thật nhưng chậm hơn nhiều so với những gì mà những người gieo hoang mang tuyên bố".

Ông Musk cho rằng mất mát chủ yếu là do "sự vô lý của các quy định quá mức" và "quản lý kém ở cấp bang và địa phương, dẫn đến thiếu nước".

Các nhà khoa học đã bác bỏ những tuyên bố đó, nhấn mạnh rằng khi con người tiếp tục làm nóng hành tinh bằng phát thải thì các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng phổ biến hơn.

Trong khi đó, người dân bị ảnh hưởng bởi cháy rừng lại bất mãn khi chứng kiến thảm họa bị "chính trị hóa".

Hàng nghìn cái chết do nắng nóng

Năm 2024, thời tiết cực đoan đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người trên thế giới và buộc hàng triệu người phải di dời. Hơn 1.300 người đã tử vong khi tham gia lễ hành hương Hajj tại Saudi Arabia.

Riêng tại châu Âu, nắng nóng khắc nghiệt đã khiến 47.000 người chết vào năm 2023. Tại Mỹ, số ca tử vong do nắng nóng đã tăng gấp đôi trong vài thập niên qua.

Cháy rừng đang càng tăng sức nóng và nhanh hơn. Bão ngày càng lớn và mang theo nhiều hơi ẩm. Các nhà khoa học đã xác nhận cơn bão Helene vào tháng 10 chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ tăng trên toàn cầu dẫn đến các đợt nắng nóng, hạn hán và làm tăng nguy cơ sạt lở đất khi mưa lớn trở lại.

Cháy rừng ở Mỹ: Biến đổi khí hậu làm tăng mức tàn phá của thảm họa - Ảnh 2.Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe ở bang California do cháy rừng

Hôm 10-1 (theo giờ địa phương), Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS) đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại tiểu bang California để giải quyết những tác động sức khỏe do cháy rừng.