Chờ đột phá hợp tác đầu tư Việt - Lào 2025

Với nền tảng quan hệ truyền thống, năm 2025 đánh dấu giai đoạn mới trong hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Lào nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững và kết nối chiến lược.

Chờ đột phá hợp tác đầu tư Việt - Lào 2025 - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác giữa hai nước vào ngày 9-1 - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Năm 2025 không chỉ là năm cuối trong hiệp định hợp tác giai đoạn 2021-2025 mà còn là thời điểm bản lề để Việt Nam và Lào thúc đẩy các mục tiêu chiến lược. Từ tăng trưởng thương mại, đầu tư đến kết nối hạ tầng, hai nước đang đặt kỳ vọng cao vào các bước tiến cụ thể trong năm nay.

Các bộ, ngành, cơ quan hai nước phát huy tinh thần làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó. Đã nói là làm; đã làm, đã thực hiện thì phải ra sản phẩm cụ thể. Kết quả năm 2025 phải cao hơn năm 2024.
Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH đã nhấn mạnh như vậy khi cùng Thủ tướng Lào SONEXAY SIPHANDONE đồng chủ trì kỳ họp thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào tại Vientiane (Lào) vào ngày 9-1. Thủ tướng Phạm Minh Chính công tác tại Lào trong hai ngày 9 và 10-1.

Thành quả vượt bậc năm 2024

Năm 2024, Việt Nam và Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho năm 2025. Tổng vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào tăng 62,1%, đạt 191,1 triệu USD. Đây là bước đệm để tổng lũy kế vốn đầu tư lên tới 5,7 tỉ USD với 267 dự án, trong đó vốn thực hiện chiếm 2,8 tỉ USD.

Kim ngạch thương mại song phương cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Tổng kim ngạch đạt 2,2 tỉ USD, tăng gần 34% so với năm 2023. Đặc biệt, Lào xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD, tăng khoảng 30%. Những con số này không chỉ thể hiện hiệu quả của các Chờ đột phá hợp tác đầu tư Việt - Lào 2025 - Ảnh 2.Lào xem xét chính sách đặc thù, hướng tới khu công nghiệp chung với Việt NamĐỌC NGAY

Không khí hợp tác được thể hiện rõ qua tần suất gặp gỡ của lãnh đạo hai nước. Trong vòng 12 tháng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã gặp gỡ tám lần, củng cố niềm tin và sự gắn bó giữa hai chính phủ. Xứ triệu voi là nơi đầu tiên một lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam đến thăm trong năm 2025, thể hiện sự ưu tiên đặc biệt trong quan hệ song phương.

Trong kỳ họp thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào ngày 9-1, hai bên đặt mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương thêm 10 - 15% trong năm 2025, tiến tới mục tiêu dài hạn 5 tỉ USD. Để hiện thực hóa, nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định là trụ cột hợp tác, đồng thời thúc đẩy thanh toán bằng nội tệ nhằm gia tăng hiệu quả giao dịch.

Hạ tầng giao thông cũng là trọng tâm lớn. Hai chính phủ cam kết đẩy nhanh các dự án quan trọng như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane và đường sắt Vũng Áng - Vientiane. Đây là các dự án không chỉ kết nối giao thông mà còn thực hiện chiến lược "biến Lào từ quốc gia không giáp biển thành quốc gia kết nối". 

Cùng với đó, việc sớm hoàn thành các dự án cảng Vũng Áng 1, 2, 3 được kỳ vọng tạo điều kiện để Lào tiếp cận với thị trường quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh để thúc đẩy hợp tác đầu tư, cần tập trung tháo gỡ hai nút thắt lớn. Thứ nhất, giải quyết dứt điểm khó khăn của các dự án quy mô lớn tại Lào, đặc biệt liên quan đến thủ tục hành chính và chính sách. 

Thứ hai, Chính phủ Lào cần cải cách mạnh mẽ thể chế kinh tế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và ban hành quy hoạch tổng thể về nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mới.

Song song với nỗ lực của chính phủ hai nước, vai trò của doanh nghiệp được coi là mấu chốt. Các doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào kế hoạch kết nối kinh tế, góp phần xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng hiện đại, từ đó mở ra cơ hội hội nhập quốc tế cho Lào.

Đẩy mạnh đầu tư dọc biên giới

Một trong những đề xuất đáng chú ý tại kỳ họp là ưu tiên các dự án đầu tư dọc biên giới Việt Nam - Lào. Các dự án này không chỉ thúc đẩy kinh tế khu vực mà còn tăng cường kết nối giữa hai nước. 

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gợi ý hai bên xem xét khả năng hợp tác với doanh nghiệp nước thứ ba nhằm tận dụng nguồn lực quốc tế.

Nông nghiệp tiếp tục là lĩnh vực trọng điểm. Lào được khuyến khích hoàn thiện các chính sách liên quan đến thuế, thương mại và đầu tư, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Việc cắt giảm các thủ tục hành chính chồng chéo cũng được kỳ vọng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này.

Như để tăng thêm động lực, ngay sau kỳ họp thứ 47, một hội nghị hợp tác đầu tư đã được tổ chức với sự đồng chủ trì của hai thủ tướng. Hội nghị là nơi doanh nghiệp hai nước trao đổi ý kiến và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới, đồng thời đặt nền móng cho các dự án hợp tác chiến lược.

Quan hệ Việt Nam - Lào trong năm 2025 không chỉ đặt trọng tâm vào tăng trưởng kinh tế mà còn là cam kết mạnh mẽ về cải cách và kết nối chiến lược. Với sự phối hợp chặt chẽ của hai chính phủ, doanh nghiệp hai nước và sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, những bước tiến cụ thể trong đầu tư, thương mại và hạ tầng đang mở ra cơ hội lớn để hai nước cùng phát triển bền vững.

Chờ đột phá hợp tác đầu tư Việt - Lào 2025 - Ảnh 2.Dự án muối mỏ kali tại Lào của Vinachem quy mô hơn 520 triệu USD khởi động lại sau 8 năm

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã chính thức nhận được giấy phép đầu tư và các văn kiện hợp tác để tiếp tục triển khai dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào.