Sinh viên họ Ying, đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã gửi bức thư đến nhóm WeChat bạn bè của cha cô vào tối 11/5, theo SCMP.
Trong thư, cô kể lại rằng mình đã rất buồn khi thấy cha đăng clip quay phần chân bị thương nặng trên một nền tảng mạng xã hội vào năm ngoái.
Ying cho biết cô cảm thấy "đau đớn, xót xa" khi biết rằng cha đã tự làm mình bị thương sau khi uống quá nhiều và ngã xe đạp trên đường về nhà.
Nhưng sự việc trên chỉ là một trong rất nhiều vụ tai nạn mà cha cô gặp phải do uống nhiều rượu. Lần gần đây nhất, ngay trước khi Ying đăng bức thư của mình, cha cô trở về nhà với "những vết thương khắp người". Cô và gia đình đã rất lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của ông.
"Cha sắp 50 tuổi rồi, không còn trẻ nữa, không uống được rượu như trước. Cha có hai con đang tuổi ăn học, cha mẹ già và người vợ lo lắng cho cha hàng ngày. Cha cần phải hoàn thành trách nhiệm của mình", cô viết.
Ying đã cầu xin bạn bè của cha cô "đừng ép buộc hay cổ vũ ông uống rượu", đồng thời nói thêm rằng tửu lượng của cha cô không quá hai ly rưỡi baiju, loại rượu mạnh của Trung Quốc.
Bức thư con gái gửi những người bạn của cha gây chú ý ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP. |
Cuối thư, Ying cũng yêu cầu nhóm bạn khuyến khích cha cô tham gia vào "các hoạt động giải trí bổ ích" như leo núi và uống trà, trước khi chúc họ luôn sống khỏe mạnh.
Ying cũng lo lắng rằng cha cô, sẽ tức giận vì sự can thiệp của con gái.
Người cha trong bức thư đã thể hiện xúc động, hứa sẽ làm theo lời con gái và đã không say rượu kể từ đó, Ying nói với Bailu Video vào hôm 2/6.
Trên mạng xã hội, trong khi nhiều người cảm thấy ấm lòng trước sự quan tâm của Ying, một số cũng chỉ trích người cha "vô trách nhiệm" và văn hóa uống rượu của Trung Quốc nói chung.
Nhiều người cảm thấy chán ghét khi thường bị đồng nghiệp hoặc bạn bè ép uống say.
Có nhiều nét tương đồng trong việc mang chuyện làm ăn lên bàn nhậu ở các nước Đông Á. Nhật Bản gọi những tiệc rượu văn phòng là "nomikai". Còn Hàn Quốc sử dụng từ "hoesik" để chỉ những buổi nhậu tới bến sau giờ làm.
Ở Trung Quốc, đồ uống thường được sử dụng trong bữa nhậu là baijiu - loại rượu mạnh có nồng độ cồn tới 60%.
Năm 2016, các tổ chức, ban ngành của chính phủ Trung Quốc cấm nhân viên của mình tiếp xúc với rượu bia trong khi thi hành công vụ.
Tuy nhiên, truyền thống này vẫn tiếp diễn ở nhiều công ty tư nhân - đặc biệt là những nơi có người lớn tuổi nắm quyền.
Năm 2021, câu chuyện bị ép uống rượu, dùng rượu để bàn chuyện làm ăn kinh doanh tại nước này trở thành tâm điểm chú ý. Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm của họ khi bị ép nhậu trong môi trường làm việc, chỉ trích văn hóa ép rượu độc hại.
Sách chữa lành tại Việt Nam
Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.