Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1

Đây là một biểu tượng bất khuất của quân và dân Việt Nam.

Đang tạo ra sức hút cực lớn trong các phòng vé, "Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối" nổi bật không chỉ bởi bối cảnh lịch sử đặc biệt mà còn nhờ cách kể chuyện chân thực và công phu hiếm có. 

Bộ phim lấy bối cảnh năm 1967, giữa lúc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn khốc liệt, tập trung vào một đội du kích 21 người thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bám trụ dưới địa đạo Củ Chi. Dưới sự chỉ huy của Bảy Theo, họ nhận nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Bình An Đông, nơi nhóm tình báo chiến lược N38 vừa đến trú ẩn. Họ đối mặt với cuộc càn quét dữ dội mang tên Cedar Falls do quân đội Mỹ thực hiện...

Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1- Ảnh 1.

Điều làm nên linh hồn của phim "Địa đạo" chính là cảm hứng từ hệ thống địa đạo Củ Chi. (Ảnh: Đời sống Pháp luật)

"Địa đạo" không chỉ đơn thuần là một bộ phim chiến tranh. Đây là tác phẩm thể hiện cái nhìn sâu sắc và đầy xúc cảm về sự sống còn, niềm tin và lòng quả cảm của con người trong bối cảnh chiến tranh tàn khốc. Và điều làm nên linh hồn của bộ phim chính là cảm hứng từ hệ thống địa đạo Củ Chi, một biểu tượng bất khuất của quân và dân Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến.

Địa đạo Củ Chi – Huyền thoại trong lòng đất của người Việt

Hệ thống địa đạo Củ Chi là một công trình quân sự ngầm độc đáo, được xem là biểu tượng của sự kiên cường và sáng tạo trong chiến tranh của người Việt Nam.

Theo VietnamPlus, địa đạo Củ Chi nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 70 km về phía Tây Bắc, được xây dựng từ cuối những năm 1940, ban đầu là nơi trú ẩn của các chiến sĩ kháng chiến chống Pháp. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hệ thống này được mở rộng đáng kể, đạt tổng chiều dài tới hơn 250 km.

Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1- Ảnh 2.

Hệ thống địa đạo Củ Chi là một công trình quân sự ngầm độc đáo của người dân Việt Nam. (Ảnh: )

Địa đạo Củ Chi được chia thành ba tầng có độ sâu khác nhau. Tầng trên cùng nằm cách mặt đất 3 mét, tầng ở giữa nằm cách mặt đất 6 mét, và tầng sâu nhất nằm cách mặt đất 12 mét.

Ban đầu, mỗi làng ở xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An đều có một hầm căn cứ riêng biệt. Mục đích chính của việc xây dựng những hầm này là để ẩn nấp, cất giữ vũ khí và quân tư trang. Sau đó, do nhu cầu đi lại và liên lạc, các hầm đã được kết nối với nhau, tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phục vụ không chỉ cho việc che giấu lực lượng mà còn là nơi họp bàn và lập kế hoạch cách mạng.

Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1- Ảnh 3.

Địa đạo Củ Chi được chia thành ba tầng có độ sâu khác nhau. (Ảnh: Thanh Lâm)

Trong giai đoạn từ năm 1961 đến 1965, địa đạo Củ Chi đã được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, với việc tạo thêm nhiều nhánh đường hầm kết nối với nhau. Trên bề mặt, khu vực này được trang bị nhiều cạm bẫy như hố đinh, hầm chông, bãi mìn... nhằm phục vụ cho nhu cầu chiến đấu và bảo vệ của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống lại quân đội Mỹ. Các thiết kế này tăng cường khả năng phòng thủ và gây khó khăn cho đối phương, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của cuộc kháng chiến.

Công trình quân sự nổi tiếng thế giới của người Việt

Theo VnExpress, địa đạo Củ Chi không chỉ nổi bật trong nước mà còn gây tiếng vang quốc tế khi được bình chọn là một trong sáu công trình nhân tạo nổi tiếng thế giới. Ngoài ra, công trình này cũng là một trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại khu vực Đông Nam Á do các tạp chí du lịch quốc tế đánh giá. Đây là minh chứng cho sức hấp dẫn và giá trị độc đáo của địa đạo Củ Chi.

Tạp chí CNN đã bình chọn địa đạo Củ Chi, biểu tượng kháng chiến của Việt Nam, trong danh sách 20 địa đạo tuyệt vời nhất thế giới.

Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1- Ảnh 4.

Tạp chí CNN đã bình chọn địa đạo Củ Chi trong danh sách 20 địa đạo tuyệt vời nhất thế giới. (Ảnh: Thế giới Tiếp thị)

Không chỉ vậy, theo trang web của Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi, nhiều chuyên gia quân sự thế giới đánh giá địa đạo Củ Chi là công trình quân sự đặc biệt bậc nhất, thể hiện trình độ tổ chức và khả năng sáng tạo tuyệt vời của lực lượng kháng chiến. Hệ thống này không chỉ là nơi trú ẩn mà còn là đại bản doanh, trạm trung chuyển và hậu cứ vững chắc, giúp quân và dân Củ Chi trụ vững suốt hàng chục năm bất chấp bom đạn.

Di tích địa đạo Củ Chi đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015 với những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mĩ và tính sáng tạo.

Ngày 25/5/2020, UBND TP.HCM đã có Công văn về việc hướng dẫn lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đệ trình UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tiến độ hồ sơ trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới đã hoàn thành giai đoạn 1.

Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1- Ảnh 5.

Nhiều chuyên gia quân sự thế giới đánh giá địa đạo Củ Chi là công trình quân sự đặc biệt bậc nhất. (Ảnh: who-is-radio)

Thông tin từ Báo Thanh Niên cho hay, ngày nay, địa đạo Củ Chi không chỉ là di tích lịch sử mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch, đặc biệt trong các dịp lễ lớn như 30/4 và 2/9. Nhiều tour trải nghiệm đã được thiết kế để du khách có thể trực tiếp khám phá hệ thống hầm ngầm, tham gia các hoạt động tái hiện cảnh đào hầm, chui địa đạo, bắn súng và nghe kể chuyện chiến tranh từ chính các cựu chiến binh. Các tour này không chỉ giúp người xem hiểu hơn về lịch sử mà còn mang lại trải nghiệm giáo dục và cảm xúc sâu sắc.

Đường đến khu du lịch địa đạo Củ Chi

Khu di tích nằm tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP.HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc. Du khách có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Tuyến xe buýt số 79 từ bến xe Củ Chi đến địa đạo Bến Dược và tuyến 13 từ bến xe An Sương đến địa đạo Bến Đình là hai lựa chọn phổ biến. 

Bạn nên sắp xếp lịch trình của mình sao cho đến địa đạo từ 7 giờ sáng và rời đi trước 5 giờ chiều. Điều này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để khám phá địa đạo một cách trọn vẹn.

Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1- Ảnh 6.

Hình ảnh du khách quốc tế trải nghiệm và tham quan tại địa đạo Củ Chi. (Ảnh: Đời sống Pháp luật)

Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1- Ảnh 7.

Một góc hầm địa đạo. (Ảnh: @holly_sandford)

Giá vé tham quan khu du lịch địa đạo Củ Chi nằm trong khoảng từ 20.000 đến 30.000 VNĐ cho mỗi người. Nếu muốn trải nghiệm chui hầm, bạn sẽ cần trả thêm 20.000 VNĐ, và các trò chơi khác có giá 50.000 VNĐ mỗi người. Các mức giá này được ban quản lý khu di tích đề ra một cách minh bạch và không có chi phí phát sinh nào khác, cho phép bạn lên kế hoạch tài chính trước cho chuyến đi.

Trải nghiệm khi tham quan địa đạo Củ Chi

Khám phá hệ thống địa đạo: Trải nghiệm chui qua các đường hầm dài 120m với hai tầng, cảm nhận không gian sinh hoạt và chiến đấu của quân dân Củ Chi trong thời chiến.

Khu tái hiện vùng giải phóng: Trên diện tích 38,5 ha, khu vực này mô phỏng lại cuộc sống và chiến đấu của người dân Củ Chi từ năm 1961 đến 1972, bao gồm các không gian sinh hoạt, làng quê và cảnh chiến tranh.

Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1- Ảnh 8.

Trải nghiệm bắn súng ở trường bắn. (Ảnh: Lữ hành Việt Nam)

Hồ tắm mô phỏng Biển Đông: Sau khi tham quan, du khách có thể thư giãn tại hồ tắm với làn nước trong xanh, giá vé 20.000 VNĐ/người.

Vườn trái cây Trung An: Thưởng thức các loại trái cây tươi ngon như chôm chôm, mận, mít, sầu riêng…

Những điểm đặc biệt trong tour tham quan địa đạo Củ Chi

Trải nghiệm thực tế: Du khách được tham gia vào các hoạt động như chui hầm, bắn súng, xem phim tư liệu về chiến tranh, giúp hiểu rõ hơn về lịch sử và cuộc sống của người dân Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến.

Công trình quân sự Việt Nam vào top 20 "tuyệt vời nhất thế giới": Hồ sơ gửi UNESCO hoàn thành giai đoạn 1- Ảnh 9.

Hiện vật được trưng bày tại Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi. (Ảnh: Đời sống Pháp luật)

Ẩm thực địa phương: Thưởng thức các món ăn dân dã như khoai mì nướng chấm muối mè, nước mía sầu riêng…

Mua sắm quà lưu niệm: Các sản phẩm làm từ vỏ đạn như bật lửa, bút, đèn… và các sản phẩm mây tre đan thủ công là những món quà ý nghĩa cho người thân và bạn bè.

Nguyệt Phạm (Tham khảo VnExpress, Báo Thanh Niên, VietnamPlus)