Công ty Anh Quốc ứng dụng công nghệ tái chế pin đột phá, thu hồi được tới 97% lượng lithium

Quy trình tái chế hiệu quả sẽ giúp ngành xe điện bền vững lâu dài.

Altilium, một công ty có trụ sở tại Anh vừa tái chế thành công pin xe điện, thu hồi được tới 97% lượng lithium và 99% lượng graphite. Theo đề xuất của doanh nghiệp này, quy trình được tối ưu cho các pin Lithium Iron Phosphate (LFP) tại Anh.

Được biết, công nghệ có tên EcoCathode có hiệu quả cao, không chỉ cải thiện mô hình sản xuất ô tô sử dụng pin LFP thêm năng suất, thậm chí giúp các doanh nghiệp xe điện tương lai đáp ứng những quy chuẩn mới về công nghệ sạch.

Công ty Anh Quốc ứng dụng công nghệ tái chế pin đột phá, thu hồi được tới 97% lượng lithium- Ảnh 1.

Tái chế pin đang trở thành mối lo lớn trong bối cảnh xe điện bùng nổ - Ảnh: Internet.

“ Sự phổ biến của pin LFP vừa đi kèm thử thách nhưng cũng mang tới cơ hội cho các doanh nghiệp tái chế. Tại Altilium, chúng tôi đưa ra những giải pháp tiên phong nhằm đảm bảo loại pin này không chỉ được tái chế, mà còn đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế pin tuần hoàn của Anh Quốc ”, giám đốc điều hành của Altilium, Giáo sư Christian Marston cho hay.

" Công nghệ EcoCathode tiên tiến của chúng tôi cho phép chiết xuất lithium và graphite một cách hiệu quả, giúp việc tái chế pin LFP trở nên khả thi về mặt thương mại, bên cạnh đó là bước phát triển thiết yếu đối với môi trường. Bằng cách mở rộng khả năng xử lý pin LFP cùng với pin NMC (Nickel Manganese Cobalt), chúng tôi đang củng cố chuỗi cung ứng pin của Vương quốc Anh và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang một ngành giao thông sạch hơn, bền vững hơn ".

Các báo cáo cho thấy nhu cầu về pin LFP đang tăng mạnh. Theo Trung tâm Động lực Tiên tiến (Advanced Propulsion Centre), nhu cầu về loại pin này trong thị trường xe điện tại Anh được dự báo sẽ tăng từ 18% vào năm 2027 lên 25% vào năm 2035.

Công ty Anh Quốc ứng dụng công nghệ tái chế pin đột phá, thu hồi được tới 97% lượng lithium- Ảnh 2.

Tái chế hiệu quả sẽ giúp tuổi thọ ngành xe điện bền hơn - Ảnh: Internet.

Altilium cho rằng sự chuyển dịch sang pin LFP đặt ra thách thức cho các đơn vị tái chế pin, vì sắt và phốt phát có giá trị thấp hơn so với nickel và cobalt. Do đó, pin LFP hiện ít được tái chế hơn. Công ty có trụ sở tại Anh đang giải quyết thách thức này bằng cách thu hồi nhiều lithium hơn – một vật liệu có giá trị cao, đồng thời tái chế graphite để tái sử dụng trong sản xuất cực pin mới.

Công ty tiết lộ rằng họ đang tái chế pin NMC từ hai nhà sản xuất ô tô (OEM) hàng đầu có trụ sở tại Anh, cũng như phế liệu sản xuất từ các nhà máy lớn, để sản xuất vật liệu cực âm giàu nickel hiện đại (CAM) tại các cơ sở ACT1 và ACT2 ở Devon, một hạt thuộc khu vực Tây Nam nước Anh.

Nhà máy tái chế ACT2 mới được khai trương tại Plymouth có khả năng thu hồi lithium và các kim loại trong pin từ 300kg chất thải "black mass" mỗi ngày (tương đương một cục pin xe điện).

Trong khi đó, trung tâm tái chế dự kiến tại Teesside sẽ là một trong những cơ sở tái chế pin xe điện lớn nhất châu Âu. Theo thông cáo báo chí của Altilium, nhà máy này sẽ có công suất xử lý phế liệu từ hơn 150.000 xe điện mỗi năm và được thiết kế để xử lý nhiều loại hóa chất trong pin, bao gồm cả tái chế LFP.