![]() |
Câu chuyện của Chen thu hút hơn 8 triệu lượt xem trên mạng. Ảnh: Xiaoxiang Morning Post. |
Người đàn ông 30 tuổi tên Chen, từng là VĐV võ thuật, sống tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), khiến cộng đồng mạng bất ngờ khi tiết lộ đang nuôi trâu ngay trong căn hộ thuê của mình.
Chú nghé 4 tháng tuổi được Chen đặt tên là "Ngưu Ma Vương". Anh nói mình nuôi "thú cưng" này vì yêu động vật và để làm bạn với chú chó nhỏ.
Ban đầu, Chen từng sống ở một khu dân cư, nhưng bị chủ nhà đuổi khi phát hiện nuôi trâu. Sau đó, anh thuê căn hộ mới chỉ với giá 400 tệ/tháng (khoảng 55 USD). Chủ nhà mới lúc đầu không biết, nhưng sau khi xem video Chen và con nghé nổi tiếng trên mạng, đã đồng ý cho anh nuôi tiếp.
Dù chỉ kiếm được khoảng 6.000 tệ/tháng (gần 820 USD) nhờ công việc huấn luyện cưỡi ngựa và bắn cung, Chen dành hơn nửa thu nhập để nuôi chó và trâu, theo Xiaoxiang Morning Post.
Anh nói: "Dù tốn kém nhưng rất đáng, Ngưu Ma Vương rất hiền và dễ thương, chỉ kêu nhẹ khi đói, hầu như không làm phiền hàng xóm".
Cuộc sống hàng ngày của Chen được chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút hơn 23.000 người theo dõi. Anh tắm cho trâu trong nhà tắm, chà sạch bằng bàn chải rồi khử trùng phòng mỗi ngày. Trời ấm, chàng trai dắt trâu đi dạo, còn trời lạnh mặc cho nó áo ấm tự may.
![]() ![]() |
Mỗi ngày, Chen đều chăm sóc cho con trâu. Ảnh: Xiaoxiang Morning Post. |
Chen coi Ngưu Ma Vương như một người bạn và nguồn động lực để sống có mục tiêu. Anh nói: “Tôi không muốn trở thành người ăn hại. Con trâu nhắc tôi phải cố gắng sống tốt hơn”.
Ngày 2/4, Chen đưa trâu và chó về quê ăn Tết Thanh Minh. Anh đang xây một ngôi nhà gỗ ở quê và hy vọng sẽ sống cùng 2 “người bạn trung thành” trong khung cảnh yên bình.
Câu chuyện của Chen đã gây sốt trên mạng xã hội Trung Quốc, thu hút hơn 8 triệu lượt xem. Một cư dân mạng viết: “Tôi thích thấy trâu được làm bạn hơn là bị bắt làm việc rồi bị giết. Mọi sinh vật đều có linh hồn”. Một người khác thắc mắc hài hước: “Khi trâu lớn lên, liệu nó còn chui vừa qua cửa không?”.
Đừng làm việc quá sức
Theo tác giả James Suzman, Đông Á được coi là khu vực đang phải chịu hậu quả nặng nề từ thực trạng nhân viên làm việc quá sức. Những con số đáng báo động về "văn hóa 996" ở Trung Quốc, hiện tượng "karoshi" (làm việc đến chết) tại Nhật Bản... được đề cập trong cuốn sách Lịch sử việc làm khiến chúng ta phải giật mình.