Đơn vị hùng hậu bậc nhất Trung Quốc cùng Vingroup xây cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng, tốc độ sẽ thần tốc?

Với sự kết hợp của hai Tập đoàn hàng đầu Việt Nam, Trung Quốc, kỳ vọng việc xây dựng cầu Tứ Liên sẽ vượt tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên

Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh về việc triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng như Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi…

Theo đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn ngân sách. Cụ thể, thống nhất chủ trương Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên bằng vốn đầu tư công (theo hướng hợp đồng EPC)..

Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xem xét tờ trình của Sở Giao thông vận tải về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 1/2025. 

Ngoài ra Sở này cũng được chỉ đạo tham mưu bố trí vốn đầu tư công thực hiện dự án đầu tư. Trước đó, tổng mức đầu tư cầu Tứ Liên được tạm tính là 19.959 tỷ đồng.

Đơn vị hùng hậu bậc nhất Trung Quốc cùng Vingroup xây cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng, tốc độ sẽ thần tốc?- Ảnh 1.

Cầu Tứ Liên: Điểm nhấn kiến trúc mới của Hà Nội. Ảnh: UBND TP Hà Nội

Đáng chú ý, Phó Chủ tịch thành phố Dương Đức Tuấn được giao làm việc với Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) và Tập đoàn Vingroup thống nhất phương án xây dựng cầu Tứ Liên đảm bảo khả thi, hiệu quả, sớm triển khai.

Cầu Tứ Liên là công trình giao thông quan trọng thuộc Chương trình 03 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang và phát triển đô thị trong giai đoạn 2021 - 2025. Cầu nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ, với tổng chiều dài 11,5 km, bao gồm cầu chính và đường dẫn dài khoảng 5,5 km; phần đường nối đến cầu thuộc địa bàn huyện Đông Anh dài khoảng 6 km

Trước đó, ngày 15/10, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản đề xuất lên UBND TP Hà Nội, mong muốn tham gia đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), tuân thủ theo quy định của Luật Thủ đô.

Với kinh nghiệm triển khai các dự án hạ tầng giao thông như tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 (từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở), Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô.

Kinh nghiệm xây dựng các công trình giao thông của 2 Tập đoàn hàng đầu Việt Nam và Trung Quốc 

Tập đoàn Vingroup

Tập đoàn Vingroup là tập đoàn đa ngành lớn hàng đầu Việt Nam, hoạt động kinh doanh trải dài trên nhiều lĩnh vực. Năm 2023, Tập đoàn Vingroup đạt 6.771,1 triệu USD doanh thu, 86,3 triệu USD lợi nhuận, tổng tài sản đạt 27.521 triệu USD.

Trong lĩnh vực giao thông, Tập đoàn này có kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông như tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 (từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở) nhanh, uy tín, chất lượng khi đã hoàn thành vượt tiến độ 3 tháng.

Dự án đường Vành đai 2 Hà Nội, đoạn từ chân cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, khởi công ngày 22/4/2018, chính thức được thông xe vào tháng 1/2023, về đích trước tiến độ 3 tháng so với kế hoạch đề ra.

Đơn vị hùng hậu bậc nhất Trung Quốc cùng Vingroup xây cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng, tốc độ sẽ thần tốc?- Ảnh 2.

Vành đai 2 trên cao ở Hà Nội biến đường "đau khổ" thành đường chạy 80 km/h. Ảnh: Trường Hùng

Dù dự án phải giải quyết khối lượng công việc rất lớn, đặc biệt công tác giải phóng mặt bằng đi qua hàng loạt tuyến phố lớn của Thủ đô nhưng dự án vẫn xuất sắc về đích trước tiến độ cho thấy sự nỗ lực lớn của chủ đầu tư và các nhà thầu.

Việc Vingroup nhanh chóng xây dựng tuyến đường Vành đai 2 trên cao đã khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến, tạo sự thông suốt, thuận lợi cho người và phương tiện khi lưu thông trên tuyến, gia tăng phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nhân dân trong khu vực.

Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (China Pacific Construction Group)

Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (CPCG) được coi là doanh nghiệp tư nhân hàng đầu thế giới trong ngành công trình và xây dựng. Trong năm 2023, tập đoàn đạt doanh thu 79,478 tỷ USD và có lợi nhuận 5,188 tỷ USD.

Trong lĩnh vực giao thông, Tập đoàn này đã được cấp giấy chứng nhận cấp 1 của Trung Quốc về tổng thầu xây dựng đường cao tốc, khu đô thị, công trình thuỷ lợi, kiến trúc và một số lĩnh vực khác. Tập đoàn này hiện đang vận hành khoảng 3.000 khu công nghiệp, các dự án đô thị trên khắp Trung Quốc.

Đơn vị hùng hậu bậc nhất Trung Quốc cùng Vingroup xây cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng, tốc độ sẽ thần tốc?- Ảnh 3.

Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hà Nội giữa với sự tham gia của CPCG. Ảnh: UBND TP Hà Nội

Doanh nghiệp này đã khởi xướng hình thức đầu tư BT và tham gia xây dựng tại hơn 1.000 thành phố và 3.000 khu công nghiệp tại cả Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới bằng cách áp dụng hợp đồng BT, BTO, EPC và PPP.

Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương cũng trực tiếp tham gia vào các dự án công trình giao thông của Thượng Hài – Nam Kinh; Thượng Hải – Chu Hải; Bắc Kinh – Thượng Hải…cũng như các dự án trọng điểm quốc gia khác của Trung Quốc. Ở mỗi dự án, CPCG đều để lại ấn tượng bởi luôn đặt yếu tố tốc độ thi công - chất lượng công trình lên hàng đầu. 

Tại Việt Nam, Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương đã ký kết UBND thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố. Trong đó tập trung vào dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.