Giải mã Kênh đào Panama - Kỳ 1: Hai lần thất bại cay đắng của người Pháp

Mỹ và Panama có 'ân oán' gì mà tổng thống sắp nhậm chức Donald Trump gây sóng gió khi tuyên bố lấy lại kênh đào huyết mạch nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Giải mã Kênh đào Panama - Kỳ 1: Hai lần thất bại cay đắng của người Pháp - Ảnh 1.

Bản đồ kênh đào Panama rút ngắn hải trình giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

Ngược dòng lịch sử nửa cuối thế kỷ 19, ít người biết chính Pháp khởi đào kênh Panama từ cảm hứng thành công kênh đào Suez. Tuy nhiên sau đó người Mỹ lại vào cuộc để giải quyết đống hỗn độn đầy thất bại và chết chóc mà Pháp "bỏ của chạy lấy người".

Hơn 100 năm trôi qua, Giải mã Kênh đào Panama - Kỳ 1: Hai lần thất bại cay đắng của người Pháp - Ảnh 2.Giải mã Kênh đào Panama - Kỳ 1: Hai lần thất bại cay đắng của người Pháp - Ảnh 3.

Việc đào kênh Panama chủ yếu vẫn sử dụng sức người và chịu nhiều hiểm nguy dịch bệnh, sạt lở, đá rơi - Ảnh: Daily Mail

Chạy theo hướng Bắc - Nam ngang qua eo Suez ở Đông Bắc Ai Cập, kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với vịnh Suez, một nhánh Biển Đỏ. Con kênh nhân tạo dài hơn 163km này do người Pháp thực hiện từ năm 1859 đến 1869. Họ đã thành công trong việc huy động sức người

và máy móc thời còn thô sơ để kiến tạo một thủy lộ là lối tắt cho hải thuyền từ châu Âu - châu Mỹ đến châu Á và tiến ra châu Phi...

Các tài liệu cho thấy gần 120.000 công nhân, mà chủ yếu là lao động khổ sai, đào kênh Suez đã chết vì tai nạn và bệnh tật trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Ai Cập. Nhưng hiệu quả con kênh nhân tạo này đã sớm vượt trên cả mong đợi. Thậm chí nó còn dẫn đến những cuộc tranh chấp quyền kiểm soát và quyền lợi liên miên giữa phía Pháp, Anh và Ai Cập...

Đặc biệt, có một điều ít người đời sau biết "linh hồn" của việc đào kênh Suez giữa thế kỷ 19 này là một nhà ngoại giao Pháp - tử tước Viscount Ferdinand Marie de Lesseps. Nhờ sự thân thiết từ trước với phó vương Ai Cập Sa'id Pasha, ông đã được đồng ý cho việc đào kênh. Sau đó ông cũng là một trong những nhân vật sáng lập Công ty Kênh đào Suez vào năm 1858.

Từ sự thành công có thể gọi là vĩ đại ở Ai Cập, tử tước Lesseps chuyển hướng qua công trình kỳ vĩ thứ hai: đào kênh Panama. Đây cũng là thời điểm một số nước đã nhắm đến công trình này nhưng họ ngần ngại vì điều kiện địa hình ở Panama phức tạp hơn rất nhiều so với việc đào kênh qua vùng đồng bằng và sa mạc bằng phẳng ở Ai Cập.

Cuối cùng chỉ có Lesseps cùng các cộng sự đủ quyết tâm làm, mà nếu thành công ông sẽ được ghi danh vào lịch sử thế giới khi là "linh hồn" của cả hai con kênh đào Suez và Panama lớn nhất thế giới.

Giải mã Kênh đào Panama - Kỳ 1: Hai lần thất bại cay đắng của người Pháp - Ảnh 3.

Do địa hình quá hiểm trở nên nhiều công nhân đào kênh Panama đã chết vì dịch bệnh và sạt lở - Ảnh tư liệu

Người Pháp thất bại nặng nề

Lặp lại mô hình vận hành ở Ai Cập, năm 1879 tử tước Lesseps lập Công ty Compagnie Universelle du Canal Interocéanique de Panama để sớm tiến hành việc đào kênh.

Ban đầu các kỹ sư Pháp tính toán sẽ đào kênh có độ sâu theo mực nước hai bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương - một yêu cầu kỹ thuật quá sức khó khăn khi đa số địa hình ở Panama cao hơn mực nước biển 26m và nhiều rừng rậm, núi đồi có địa chất rất phức tạp. Đặc biệt, kỹ sư danh tiếng Gustave Eiffel với thiết kế tháp Eiffel ở Paris cũng được mời thiết kế các âu tàu cho kênh đào.

Thế rồi những khó khăn nan giải đã xuất hiện khi công trình bạt núi, đào sông được khởi công vào năm 1881. Thời điểm cuối thế kỷ 19 này các máy móc hỗ trợ việc đào, vận chuyển đất đã xuất hiện nhiều hơn 30 năm trước ở công trình Suez nhưng vẫn cần hàng chục ngàn công nhân dãi nắng dầm mưa làm việc trực tiếp.

Giải mã Kênh đào Panama - Kỳ 1: Hai lần thất bại cay đắng của người Pháp - Ảnh 4.

Một đoạn kênh phải đào khoét sâu xuống chân núi cho thấy địa hình phức tạp và khó khăn trong kỹ thuật đào kênh Panama - Ảnh Daily Mail

Các loại bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt vàng, kiết lỵ nhanh chóng quật ngã hàng loạt công nhân dù là những người khỏe mạnh được chở đến từ châu Phi. Một nguy hiểm đến mức chết chóc nữa là việc bạt núi gây sạt lở vùi lấp nhiều công nhân. Các tài liệu ghi lại có những tháng bị chết gần 400 công nhân, tức mỗi ngày có hơn 10 người thiệt mạng. Và tất nhiên hệ quả là công trình bị chậm tiến độ nặng nề...

Cố gắng đến năm 1989 thì cuối cùng công ty của tử tước Lesseps cũng bị phá sản dù họ đã đào được khoảng 70 triệu khối đất và tiêu tốn hơn 260 triệu đô la. Lesseps và con trai Charles cùng một số lãnh đạo khác của công ty phải ra tòa.

Họ bị kết án tù và chịu phạt tiền vào năm 1893 vì các tội danh lừa đảo, quản lý sai lầm nhưng sau đó các bản án được hủy bỏ. Một năm sau, ông Lesseps qua đời ở tuổi 89.

Năm 1894, một công ty Pháp được thành lập là Compagnie Nouvelle du Canal de Panama để tiếp tục thực hiện dự án kênh đào mà tử tước Lesseps phải chịu thất bại cay đắng. Nhưng nỗ lực lần thứ hai của các nhà thầu Pháp để nối hai bờ hai đại dương lại tiếp tục thất bại.

Người Mỹ nhảy vào...

Tại Việt Nam cuối thế kỷ 19, Pháp cũng có hai đoàn thám hiểm do đại úy hải quân Francis Garnier đi ngược sông Mekong và thương buôn Jean Dupuis ngược sông Hồng nhằm mở mang đường thủy vào giao thương với khu vực giàu khoáng sản nam Trung Quốc. Francis Garnier về sau đã tử trận tại Hà Nội.

---------------------------

Rút kinh nghiệm sai lầm của người Pháp khiến quá nhiều công nhân đào kênh Panama thiệt mạng nhưng kẻ đến sau là người Mỹ cũng chịu nhiều thiệt hại nặng nề.

Kỳ tới: Người Mỹ tiếp tục đào kênh Panama

Giải mã Kênh đào Panama - Kỳ 1: Hai lần thất bại cay đắng của người Pháp - Ảnh 3.Mỹ có đòi lại được kênh đào Panama?

Kênh đào Panama gần đây trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố muốn lấy lại kênh đào này vì cho rằng chính quyền Panama đang thu phí quá cao.