Hiệu ứng "tin ra là bán" có thể khiến loại tài sản phá đỉnh 34 lần trong năm tiếp tục tăng, trở thành ‘hàng rào phòng ngự mọi biến cố’

Không có gì ngạc nhiên khi khi lý do khiến vàng tăng giá lên mức cao kỷ lục chính là những dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Những lo ngại về suy thoái kinh tế đã khiến kim loại quý này thêm phần hấp dẫn.

Hiệu ứng "tin ra là bán" có thể khiến loại tài sản phá đỉnh 34 lần trong năm tiếp tục tăng, trở thành ‘hàng rào phòng ngự mọi biến cố’- Ảnh 1.

Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã có 34 lần lập kỷ lục.

Vàng có thể chứng minh giá trị như một “hàng rào” bảo vệ trước bất kỳ biến động nào xảy ra tiếp theo, ngay cả khi ngân hàng trung ương có động thái bất ngờ.

Biên tập viên Brien Lundin của trang Gold Newsletter cho biết rằng có một số rủi ro từ hiện tượng “mua tin đồn, bán tin tức” khi Fed tiến gần đến quyết định cắt giảm lãi suất. Đây là chiến lược giao dịch mà nhà đầu tư đưa ra lựa chọn mua bán dựa theo dự đoán trước khi có tin chính thức.

Tuy nhiên, các danh mục đầu tư toàn cầu cũng ngày càng tập trung vào vàng. Vì kim loại quý này sẽ hoạt động tốt, cho dù Fed cắt giảm lãi suất dần dần hay cắt giảm lãi suất khẩn cấp hơn trong điều kiện kinh tế suy thoái.

Lundin cho biết ngay cả khi cổ phiếu giảm và USD tăng vào tuần trước, vàng vẫn tăng giá. Giá vàng thậm chí còn tăng cao hơn nữa khi cổ phiếu phục hồi và đồng USD giảm. Biên tập viên này cho rằng vàng đã khẳng định giá trị phòng ngừa trước mọi rủi ro phía trước.

Chiến lược gia thị trường cấp cao Joe Cavatoni tại Hội đồng Vàng Thế giới cho biết động lực hiện tại đến từ các thị trường phương Tây là động lực ngắn hạn thúc đẩy giá vàng. Vì Mỹ sắp công bố quyết định về chính sách tiền tệ của mình.

Đầu tuần này, Công cụ FedWatch của CME cho thấy có 37% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản và 63% khả năng sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản. Vậy nếu lãi suất càng thấp thì càng hỗ trợ cho vàng - tài sản không mang lãi suất.

Cavatoni chỉ ra rằng với tư cách là một tài sản toàn cầu, Hội đồng Vàng Thế giới đã theo dõi "mọi hình thức nhu cầu vàng", có thể thay đổi khi vàng đạt mức giá cao kỷ lục.

Hiệp hội này đã theo dõi dòng chảy trang sức ở châu Á để xem nhu cầu đầu tư duy trì như thế nào ở khu vực này. Họ đánh giá các yếu tố thúc đẩy nhu cầu từ nhà đầu tư bao gồm cả cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.

Trên toàn cầu, nhu cầu gom vàng từ các ngân hàng trung ương vẫn là động lực chính khiến giá tăng. Lượng mua vào năm 2022 và 2023 đạt mức cao nhất trong vòng 14 năm.

Ngoài nhu cầu từ các ngân hàng trung ương, các nhà giao dịch còn ủng hộ một hình thức đầu tư vàng khác. Giám đốc nghiên cứu Adrian Ash tại thị trường trực tuyến về vàng bạc BullionVault cho biết họ lựa chọn “giao dịch đầu cơ trong các hợp đồng phái sinh, chứ không phải vàng thỏi vật chất”.

Ông cho khẳng định lại xung đột và căng thẳng địa chính trị đang tạo ra một động lực bên dưới xu hướng tăng của vàng. Điều đó được chứng minh bằng việc các ngân hàng trung ương thị trường mới nổi bên ngoài phương Tây liên tục tìm mua vàng thỏi. Nhưng hiện tại, sự suy đoán về việc Fed cắt giảm lãi suất đang là nguyên nhânh chính thúc đẩy vàng tăng giá kỷ lục.

Tham khảo MarketWatch