Hy Lạp hồi sinh cung điện 2.300 tuổi nơi Alexander Đại đế đăng quang

Cung điện cổ Aigai, nơi Alexander Đại đế lên ngôi vua Vương quốc cổ đại Macedonian (Hy Lạp), sẽ mở cửa cho công chúng tham quan từ ngày 7-1-2024.

Cung điện cổ của Vua Macedonia Philippos II và nơi đăng quang của Alexander Đại đế đã được các quan chức Hy Lạp khánh thành ngày 5-1, sau 16 năm trùng tu - Ảnh: MITROLIDIS

Cung điện cổ của Vua Macedonia Philippos II và nơi đăng quang của Alexander Đại đế đã được các quan chức Hy Lạp khánh thành ngày 5-1, sau 16 năm trùng tu - Ảnh: MITROLIDIS

Khôi phục vinh quang quá khứ của

Hy Lạp hồi sinh cung điện 2.300 năm tuổi, nơi Alexander Đại đế đăng quang - Ảnh: MALAY MAIL

Aigai là thủ đô Vương quốc Macedonian - cường quốc quân sự thống trị thời đó.

Vua Philippos II, cha Alexander Đại đế, đã xây dựng cung điện Aigai. Lăng mộ của vua Philippos II và các vị vua Macedonia khác nằm gần đó.

Dựng lại thanh âm Hy Lạp cổ đạiDựng lại thanh âm Hy Lạp cổ đạiĐỌC NGAY

Sau khi vua cha bị ám sát, Alexander lên ngôi tại cung điện Aigai vào năm 336 trước Công nguyên, trước khi phát động một chiến dịch quân sự nhằm tạo ra một đế chế trải dài đến Ấn Độ ngày nay.

Theo Thủ tướng Mitsotakis, cung điện Aigai "mang đậm chất văn hóa và dân tộc, bởi nó khẳng định bản sắc Macedonia của Hy Lạp trong suốt nhiều thế kỷ".

Địa điểm này bao gồm cung điện hoàng gia cùng một dãy cột bao quanh cung điện và agora - nơi người Macedonia cổ đại tranh luận về những vấn đề quan trọng.

Tại sân chính có sức chứa 8.000 người, Alexander đã được phong làm vua.

Aigai là thủ đô của Vương quốc Macedonian, cường quốc quân sự thống trị thời bấy giờ - Ảnh: AFP

Aigai là thủ đô của Vương quốc Macedonian, cường quốc quân sự thống trị thời bấy giờ - Ảnh: AFP

Người La Mã đã phá hủy cung điện vào năm 148 trước Công nguyên. Các cuộc khai quật để khám phá địa điểm này bắt đầu vào năm 1865 và tiếp tục kéo dài đến thế kỷ 20.

Dự án khôi phục bắt đầu vào năm 2007, với sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu.

Nằm gần ngôi làng Vergina của Hy Lạp ngày nay, cung điện và các ngôi mộ gần đó được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Hy Lạp đã tăng cường đầu tư vào nhiều di tích cổ - nơi trở thành nguồn thu nhập du lịch quan trọng.

Tượng Alexander Đại đế tại Skopje, Macedonia - Ảnh: TL

Tượng Alexander Đại đế tại Skopje, Macedonia - Ảnh: TL

Trong 3 thập kỷ qua, Hy Lạp đã yêu cầu Anh trả lại các tác phẩm điêu khắc lấy từ đền Parthenon, hiện đang ở Bảo tàng Anh, với lý do chúng đã bị cướp phá vào thế kỷ 19 khi Hy Lạp còn dưới sự thống trị của đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay).