Israel 'ngửa bài' giữa vòng vây, xung đột lan rộng tại Trung Đông đang ngày càng gần

Cuộc chiến giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hamas của người Palestine chưa có dấu hiệu chấm dứt và nguy cơ về một cuộc xung đột lan rộng tại Trung Đông đang ngày càng gần hơn.

Nguồn: Guardian - Dữ liệu: Nhật Đăng - Đồ họa: TUẤN ANH

Nguồn: Guardian - Dữ liệu: Nhật Đăng - Đồ họa: TUẤN ANH

Phát biểu trước Quốc hội ngày 26-12, Bộ trưởng Quốc phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến IsraelBộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến IsraelĐỌC NGAY

Chiến dịch Gaza của Israel đã khiến hơn 20.000 người ở Gaza thiệt mạng. Điều này khiến Israel có nguy cơ trở thành mục tiêu chung của thế giới Hồi giáo và các lực lượng ủng hộ Hamas - vốn nhân danh người Hồi giáo Palestine.

Thực tế, ông Gallant đưa ra bình luận trên khi cuộc chiến ở Gaza thực sự có nguy cơ biến thành một xung đột lan rộng. Ai Cập trước đó cho biết đã bắn hạ một chiếc máy bay không người lái (drone) gần thành phố Dahab cạnh Biển Đỏ.

Nguồn gốc chiếc drone trên chưa rõ, nhưng tổ chức Hồi giáo Houthi ở Yemen gần đây đã nhận trách nhiệm cho các cuộc tấn công nhằm vào tàu hàng di chuyển trên Biển Đen. Houthi công khai nói họ hành động nhằm phản đối cuộc chiến của Israel tại Gaza.

Mỹ đã bắn hạ nhiều máy bay khác ở Biển Đỏ, song Washington được cho là vẫn thận trọng không tấn công trực diện vào cơ sở phóng tên lửa hoặc drone ở Yemen vì sợ xung đột lan rộng.

Houthi chỉ là một trong các nhóm được biết đang do Iran bảo trợ. Căng thẳng ngấm ngầm giữa Israel và Iran leo thang từ vụ Houthi cho tới Hezbollah ở Lebanon và bùng nổ trong vụ Israel không kích bên ngoài thủ đô Damascus của Syria, giết chết một tướng lĩnh cấp cao của

Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran. Tehran đã lên án và dọa sẽ buộc Israel "trả giá cho tội ác này".

Israel vừa đánh vừa đàm

Bất chấp áp lực quốc tế về nhân đạo cũng như nguy cơ đối đầu với nhiều mặt trận, những phát biểu gần đây của lãnh đạo Israel cho thấy nước này vẫn kiên định với mục tiêu xóa sổ Hamas. Thậm chí khi bàn tới vấn đề cấp thiết như sinh mạng các con tin trong tay Hamas, phía Israel cũng nhấn mạnh rằng áp lực quân sự là điều cần thiết để cứu con tin.

Có thể thấy Israel muốn duy trì giao tranh trong lúc tính toán và mặc cả cho tương lai hậu chiến tại Gaza. Một mặt, Bộ trưởng phụ trách vấn đề chiến lược Ron Dermer của Israel sẽ gặp Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan để thảo luận về kế hoạch sau cuộc chiến ở Gaza, mặt khác Israel thực hiện điều chỉnh trên thực địa.

Phóng viên của Kênh 12 (Israel) cho biết quân đội Israel đang chuẩn bị thay đổi chiến lược tại Dải Gaza, chuyển từ giao tranh cường độ cao sang một cuộc chiến kéo dài ở mức độ thấp hơn nhằm làm suy yếu Hamas. Thông tin này khớp với việc Mỹ yêu cầu Israel giảm các cuộc bắn phá lớn cũng như giảm việc đưa quân đội vào các khu vực đô thị.

Nir Dvori, phóng viên đưa tin quân sự của Kênh 12, cho rằng Israel sẽ thiết lập một vùng đệm rộng 1km trong Dải Gaza tiếp giáp với Israel, tức mở rộng một vùng đệm hiện có. Bộ binh Israel với phần lớn lính nghĩa vụ sẽ là những người hiện diện ở vùng đệm này, đảm bảo Gaza không thể tiếp cận Israel đủ gần để tiến hành những cuộc tấn công chính xác từ đó.

"Giả định phía sau thay đổi chiến lược này là việc đánh bại hoàn toàn Hamas sẽ không thể đạt được bằng một cuộc tấn công quy mô lớn trên bộ mà phải thông qua chiến tranh tiêu hao lâu dài. Có thể mất hàng tháng, thậm chí hàng năm, nhưng việc tạo ra một thực tế mới ở Gaza sẽ cần tới tiến trình ngoại giao và những động thái kinh tế, quân sự", phóng viên này lập luận.

Israel sẽ thay đổi chiến lược tại Gaza?

Dù không dẫn nguồn, Dvori được cho đã tiếp cận báo cáo tóm tắt từ quân đội để trình bày theo dạng "phân tích" riêng.

Thực tế thông tin của Dvori cũng không khác nội dung của ông Yuli Edelstein - chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng thuộc Quốc hội Israel, người từng nhấn mạnh vấn đề "chuyển giai đoạn" của Israel.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cũng khẳng định cuộc tấn công trên bộ "không đủ để đánh bại Hamas".