Jeju Air dẫn đầu Hàn Quốc về lượng chuyến bay bị hoãn do bảo trì

Với một loạt chuyến bay bị trì hoãn do bảo dưỡng, Jeju Air đối mặt với áp lực lớn khiến hãng phải cam kết cắt giảm chuyến bay để cải thiện an toàn.

Jeju Air dẫn đầu Hàn Quốc về lượng chuyến bay bị hoãn do bảo trì - Ảnh 1.

Hiện trường vụ trục vớt máy bay gặp nạn của Jeju Air - Ảnh: AFP

Báo Korea Times ngày 6-1 cho biết Jeju Air, Jeju Air dẫn đầu Hàn Quốc về lượng chuyến bay bị hoãn do bảo trì - Ảnh 2.Thảm họa Jeju Air: Hệ lụy từ lệ thuộc bảo trì ở nước ngoàiĐỌC NGAY

Tuy nhiên, con số 536 chuyến bị hoãn của Jeju Air trong năm nay cũng đã là cải thiện so với năm 2023 khi hãng có tới 943 chuyến bay trễ vì bảo dưỡng.

Trong cùng năm, tỉ lệ trung bình hoãn chuyến do bảo trì của toàn bộ ngành hàng không Hàn Quốc là 0,59%, và Jeju Air vẫn vượt cao hơn khá nhiều so với mức này khi ghi nhận 0,97%.

Nhiều nguồn tin cho rằng càng đáp của máy bay Boeing B737-800 của Jeju Air gặp nạn vào ngày 29-12 ở sân bay quốc tế Muan khiến 179 người thiệt mạng nhiều khả năng đã gặp vấn đề, làm dấy lên lo ngại rằng hãng hàng không này có thể đã ưu tiên việc bay thay vì dành đủ thời gian bảo dưỡng, ảnh hưởng đến an toàn của hành khách và phi hành đoàn.

Trước khi gặp nạn, chiếc may bay này đã bay liên tục 13 chuyến trong vòng 48 tiếng.

"Một khi máy bay phải liên tục hoạt động, lượng vấn đề bảo dưỡng cũng vì thế mà sẽ tăng lên, dẫn đến việc trì hoãn lịch trình bay. Đây là một vấn đề phổ biến khi các hãng hàng không vận hành quá nhiều với số lượng máy bay hạn chế", một chuyên gia trong ngành hàng không cho biết.

Sau vụ tai nạn, Jeju Air cũng đã đưa ra thông báo sẽ cắt giảm 10-15% số chuyến bay vào tháng 3 để cải thiện an toàn hoạt động.

Jeju Air dẫn đầu Hàn Quốc về lượng chuyến bay bị hoãn do bảo trì - Ảnh 3.Những trang giấy hé lộ nỗ lực cứu máy bay của phi công Jeju Air

Những trang giấy xé từ cuốn sổ tay hướng dẫn bay đã được tìm thấy ở nơi máy bay Jeju Air gặp nạn, hé lộ nỗ lực cuối cùng của phi công trước thảm kịch.