Khai phá 'mỏ vàng' Trung Đông

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới ba nước Trung Đông được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới, mở cửa cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tiếp cận các thị trường vùng Vịnh - vốn là 'mỏ vàng' chưa được khai phá.

Khai phá 'mỏ vàng' Trung Đông - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Prime Group trong ngày đầu tiên thăm chính thức UAE hôm 27-10 - Ảnh: N.AN

Ngày 27-10, Khai phá 'mỏ vàng' Trung Đông - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sang thăm chính thức UAE, Nhà nước Qatar và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 tại Vương quốc Saudi Arabia - Ảnh: TXVN

Hiện thực hóa cơ hội từ các hợp tác

Bởi những tiềm năng được ví như "mỏ vàng" chưa được khai thác hiệu quả, nên ngay trong ngày đầu tiên tới UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có một lịch trình bận rộn khi tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn như Abu Dhabi Port, NMDC Group, Emirates Driving Company, Prime Group, Lulu...

Đây là những tập đoàn hàng đầu về phát triển hạ tầng cảng biển, logistics, vận tải, hàng hải, đầu tư công trình hạ tầng, phát triển đô thị, công nghiệp, siêu thị và bán lẻ... Cùng đó, hãng xe Vinfast cũng bắt tay với Prime Group, Emirates Driving và giới thiệu xe ngay tại thủ đô Abu Dhabi với sự chứng kiến của Thủ tướng.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhìn nhận rằng UAE, Saudi Arabia, Qatar đều là những đối tác, thị trường, nhà đầu tư, trung tâm tài chính, trung tâm công nghệ nhiều tiềm năng nên dư địa hợp tác với Việt Nam còn rất lớn.

Đồng quan điểm, TS Thanh Nga cho rằng UAE, Saudi Arabia, Qatar là ba quốc gia có vị thế và tiếng nói trong khu vực và giàu có nhất ở Trung Đông.

Trong đó, Saudi Arabia có vai trò dẫn dắt GCC. Cơ quan đầu tư UAE sở hữu tài sản ước tính 850 tỉ USD, PIF của Saudi Arabia sở hữu tài sản ước tính khoảng 603 tỉ USD và QIA của Qatar sở hữu tài sản ước tính 170 tỉ USD. Đây đều là những nhà đầu tư lớn của thế giới.

"Là những nền kinh tế mở và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam cùng với UAE, Saudi Arabia và Qatar không chỉ mở ra những cơ hội hợp tác đầy hứa hẹn mà còn ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm thành viên của khu vực và quốc tế.

Do đó, cần tích cực và chủ động tháo gỡ những rào cản trong quan hệ hợp tác, tăng cường quan hệ chính trị - ngoại giao làm nền tảng thúc đẩy và mở đường cho các quan hệ hợp tác, cũng như mở rộng ngoại giao văn hóa và ngoại giao nhân dân nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước Trung Đông" - TS Nga khuyến nghị.

Đầu tư, thương mại chưa tương xứng với tiềm năng

Năm 2023, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Đông đạt khoảng 15 tỉ USD, tăng 10 lần so với năm 2005.

Về đầu tư, tính đến tháng 9-2024, UAE có 42 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng vốn 74,09 triệu USD, Saudi Arabia có 8 dự án với tổng vốn 8,6 triệu USD và Qatar chỉ có 1 dự án với số vốn 3,2 triệu USD.

Tuy nhiên, đầu tư của khu vực này chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số dự án FDI tại Việt Nam và chỉ 0,21% tổng vốn.

Còn với lao động, Việt Nam hiện có khoảng 4.000 - 5.000 lao động làm việc tại Saudi Arabia và khoảng 3.000 lao động tại UAE nhưng chủ yếu là lao động phổ thông và giảm so với trước.

Khai phá 'mỏ vàng' Trung Đông - Ảnh 2.Trưng bày xe VinFast ở Abu Dhabi, Thủ tướng mong người dân Trung Đông tin yêu sử dụng

Sự hiện diện của VinGroup, VinFast tại UAE góp phần thúc đẩy hợp tác giữa hai nước và chuyển đổi xanh tại khu vực Trung Đông.