Khi sinh viên 'kết bạn tốt' với AI

Những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một phần quan trọng trong đời sống, học tập của sinh viên. Từ hỗ trợ làm bài tập, tìm kiếm thông tin đến giải trí, tìm việc làm thêm, AI đang là 'bạn tốt' không thể thiếu của các bạn trẻ.

Khi sinh viên 'kết bạn tốt' với AI - Ảnh 1.

AI là “người bạn thân” của Diễm My trên mọi phương diện, từ học tập đến giải trí - Ảnh: NGỌC SANG

Phạm Diễm My (21 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM), hiện đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành truyền thông văn hóa của Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, biết đến

Hồ Ngọc Đức vận dụng AI để hỗ trợ trả lời câu hỏi của giảng viên đặt ra trên lớp học Ảnh: NGỌC SANG

Sinh viên Hồ Ngọc Đức khẳng định mình chỉ sử dụng AI để hỗ trợ thêm cho việc học hành được tốt hơn chứ không nhờ AI học thay mình và hoàn toàn bị phụ thuộc vào nó.

Học AI cũng cần biết cách chọn lọc

Trong khi đó, bạn Hồ Ngọc Đức (20 tuổi, ngụ TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), sinh viên năm nhất chuyên ngành thú y Trường ĐH Tây Nguyên, cũng thường xuyên sử dụng AI phục vụ việc học tập của mình.

Đức cho biết có thể nhập đề bài vào AI để nhận lời giải, kèm theo hướng dẫn từng bước, và đáp án hoàn toàn chuẩn khớp với đáp án mà giáo viên đưa ra. Cậu cho rằng AI có thể giúp tóm lược khối lượng lớn tài liệu trong thời gian ngắn và hỗ trợ phân tích, đánh giá các vấn đề mà giảng viên đưa ra rất chính xác. 

Xu hướng làm việc hiện đại và linh hoạt với công nghệ37% nhà quản lý thà tuyển AIDự ngày hội sáng tạo cùng AI, học sinh nói 'đã định hướng được tương lai'

"Ví dụ, trong một môn chuyên ngành thú y, AI có thể cung cấp thông tin tổng quan cũng như các luồng ý kiến phổ biến giúp mình có cái nhìn đa chiều và sâu hơn", Đức chia sẻ.

Khi thực hiện nghiên cứu khoa học, Đức cũng sử dụng AI hỗ trợ, cậu tải các file PDF lên và nhờ AI "đọc" rồi tóm tắt các ý chính, hỗ trợ việc tổng hợp tài liệu một cách nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, Đức còn sử dụng AI như công cụ hỗ trợ dịch nhanh các tài liệu học tập từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại, dùng AI để sửa lỗi ngữ pháp và phát âm tiếng Anh. Hoặc khi cần đọc nội dung của một bài giảng tiếng Anh từ file ghi âm, Đức dùng OtterAi, phần mềm áp dụng AI xử lý giọng nói thành văn bản.

Chỉ trong vòng chưa đầy năm phút, phần mềm có thể rã băng ghi âm thành text từ một audio bài giảng dài khoảng 20 phút.

Khi sinh viên 'kết bạn tốt' với AI - Ảnh 3.

Minh Hoàng nhờ “bạn” AI hỗ trợ đã học tốt hơn nhưng cậu nói không phụ thuộc AI - Ảnh: NGỌC SANG

Còn Nguyễn Lê Minh Hoàng (21 tuổi, ngụ TP Buôn Ma Thuột), sinh viên năm 2 chuyên ngành công nghệ thực phẩm Trường ĐH Tây Nguyên, chia sẻ: "AI giúp mình tiết kiệm rất nhiều thời gian. Khi gặp bài tập khó, mình nhập vào ChatGPT hoặc Grammarly để hiểu cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.

Nhưng mình không sao chép nguyên văn mà cố gắng học từ đó để nâng cao tư duy. Còn những môn yêu cầu tính toán mình sẽ lên ChatGPT lấy thêm bài tập để giải được nhiều bài hơn. Kết hợp với lý thuyết giảng viên giảng trên lớp thì bài học trở nên dễ hiểu hơn rất nhiều".

Điều thú vị là Hoàng còn nhờ AI giải thích các khái niệm, thuật ngữ khó hiểu của những môn khoa học, kể cả triết học. Cậu cẩn thận ghi chép bằng tay khi học để ghi nhớ tốt hơn. Sau đó lại dùng AI để kiểm tra lại thông tin, tìm thêm ví dụ hoặc diễn giải lại theo cách dễ hiểu hơn.

Do chuyên ngành Hoàng học thường xuyên phải sáng tạo ra những mẫu mã mới cho sản phẩm bánh kẹo... nên cậu thường nhờ "bạn" AI thiết kế cho mình những mẫu mã đẹp mắt.

Tuy nhiên, Hoàng cũng thừa nhận rằng đôi khi cậu sợ bị lười suy nghĩ vì tìm đáp án có sẵn ngay từ AI, điều có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy độc lập. AI đôi khi vẫn có thể đưa ra thông tin sai hoặc không cập nhật. Vì vậy Hoàng thường kiểm chứng lại bằng cách so sánh với bài giảng của giảng viên, sách giáo khoa hoặc các nguồn uy tín khác.

Cũng như nhiều người trẻ đang dần coi AI là "bạn thân" trong cuộc sống, Hoàng còn sử dụng AI để viết nội dung cho các bài đăng mạng xã hội hoặc bài thuyết trình, đồng thời lập kế hoạch cho các sự kiện hoặc công việc cá nhân. Lâu lâu cậu cũng giải trí, trò chuyện, chơi đố vui hoặc tìm kiếm ý tưởng sáng tạo từ AI.

Chỉ nên xem AI là công cụ hỗ trợ

Đạo diễn Vũ Nguyễn Nam Khuê (giảng viên bộ môn nghiệp vụ đạo diễn, chuyên ngành biên kịch điện ảnh truyền hình, khoa văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) cho biết: "Bản thân tôi khuyến khích các bạn sinh viên sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ, đặc biệt trong việc tổng hợp, tìm kiếm và tóm tắt thông tin, tương tự như cách các bạn dùng Google.

Tuy nhiên AI không phải lúc nào cũng chính xác nên các bạn cần kiểm chứng thông tin (double check) từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo độ tin cậy".

AI nên là công cụ bổ trợ chứ không phải phương tiện thay thế hoàn toàn tư duy và khả năng phân tích của sinh viên. Nhìn chung sinh viên có khả năng thích nghi nhanh với AI. Một số bạn tận dụng AI rất tốt để tối ưu hóa công việc học tập hoặc tìm kiếm ý tưởng sáng tạo.

Tuy nhiên cũng có nhiều bạn quá phụ thuộc vào AI. "Chúng ta chỉ nên xem AI là công cụ hỗ trợ tốt và mạnh mẽ nhưng cần biết cách sử dụng một cách có trách nhiệm", thầy Khuê chia sẻ.

Khi sinh viên "kết bạn tốt" với AI - Ảnh 4.Bạn trẻ cuốn vào AI: Nhà tuyển dụng hỏi xài AI ra sao?

'Bây giờ AI sáng tạo nội dung khá rồi, dù không hay nhưng có thể nói là rất đa dạng và nhanh chóng. Vậy em nghĩ em làm gì để cạnh tranh với AI?'.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề