'Không nhường đường cho xe cấp cứu vì sợ mất 20 triệu', sợ phạt hay do thiếu ý thức?
16:30 11/01/2025
Hàng trăm ý kiến bạn đọc tranh luận sau bài viết 'Không nhường đường cho xe cấp cứu vì sợ mất 20 triệu, dân mạng chỉ ra: Xứng đáng bị tước bằng'.
Như đã thông tin, nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 1-1-2025 có mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông tăng gấp nhiều lần so với trước đó.
Trong đó, người vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu có thể bị phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với xe máy và 18-20 triệu đồng đối với ô tô.
Trước mức xử phạt này, một số người cho rằng: "Thà bị phạt 6 triệu đồng vì không Nhường đường cho xe ưu tiên, có gì phải tranh cãi?
Quan điểm trên đã dấy lên tranh cãi sôi nổi trên mạng xã hội.
Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài viết "Nhường đường cho xe ưu tiên, có gì phải tranh cãi?", hàng trăm bạn đọc đã tranh luận vấn đề này.
Xe kẹt cứng, muốn nhường đường cũng khó
Nhường đường cho xe ưu tiên có khó? Thực tế ở Việt Nam không hề đơn giản. Đường đông, xe kẹt cứng, mình muốn nhường nhưng không khéo lại thành lấn làn, vượt đèn, vi phạm luật lúc nào không hay.
Nhiều khi vừa tránh cho xe ưu tiên lại bị phạt vì đi sai quy định, không tránh thì sợ bị nói thiếu ý thức. Luật phạt nặng thì cũng cần, nhưng hạ tầng chưa hoàn thiện và giao thông hỗn loạn thế này, nhường đúng cách đâu phải chuyện dễ!
Bạn đọc Tuấn Anh
Tình trạng giao thông quá tải, trước đây tôi thường chạy xe leo lên lề, hoặc vượt vạch dừng đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương. Tuy nhiên vấn đề hiện nay không phải là vấn đề nhường hay không nhường, mà chính là làn đường quá nhỏ so với số lượng lớn xe cộ lưu thông.
Xe đậu kẹt cứng thì làm thế nào để di chuyển hoặc nép vào lề phải? Chưa kể đến các xe ô tô thường giành làn đường phía trong với xe máy.
Bạn đọc Minh Khoa
Nói thì dễ lắm nhưng thực tế là rất khó. Kẹt ngã ba ngã tư cả trăm mét, nhích còn không nổi chứ ở đó mà đánh xe vô để nhường đường. Leo xe lên lề là bị phạt ngay.
Theo tôi, chỉ có CSGT điều tiết mới giải quyết được, còn không thì mỗi người tham gia giao thông nên chuẩn bị bằng chứng để chứng minh là nhường đường cho xe ưu tiên khi bị phạt nguội vì phạm lỗi...
Bạn đọc V Ngo
Cốt lõi vẫn là hạ tầng giao thông
Tranh cãi nhau về nhường đường xe ưu tiên với răn đe phạt gấp nhiều lần nữa cũng chẳng hết tắc đường và cũng chẳng giải quyết vấn đề. Theo tôi, cốt lõi vẫn là hạ tầng giao thông.
Hiện nay, cái người dân mong muốn là góp ý những bất cập như: đường đã hẹp lại còn thiếu bãi đỗ xe, xe để đầy lòng đường, nhiều vị trí biển báo chỉ dẫn vạch kẻ đường chưa đầy đủ, tín hiệu đèn chưa tốt, thời gian đèn chưa hợp lý... Nên quan trọng nhất vẫn là cải tạo hạ tầng giao thông.
Chúng ta cần khẩn trương triển khai đồng thời 4-6 tuyến đường sắt đô thị, xây thêm bãi đỗ xe và cấm đậu xe ở lòng đường, đặc biệt là những vị trí có xảy ra tắc đường trong giờ cao điểm. Đồng thời bổ sung và hoàn thiện hệ thống chỉ dẫn giao thông... lúc đó mọi thứ sẽ khác!
Bạn đọc Loan
Vấn đề ở đây một số tình huống chưa có hướng dẫn rõ ràng khiến người đi đường lúng túng.
Vì vậy nên quy định rõ là "trong trường hợp không có CSGT điều tiết thì các phương tiện đang lưu thông đều được phép di chuyển theo cách tốt nhất và an toàn nhất, để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc di chuyển nhanh nhất của các phương tiện ưu tiên. Trường hợp có CSGT làm nhiệm vụ thì tuân theo hiệu lệnh điều khiển của CSGT".
Theo tôi, nếu cơ quan chức năng thông báo chính thức như vậy thì sẽ không có tranh cãi.
Bạn đọc Khai Phong
Đại diện Cục CSGT: Người dân an tâm, không có chuyện tùy tiện xử phạt
Nếu đang dừng đèn đỏ, các làn đường đều kín đặc xe, xe ưu tiên ở ngay sau xe của ta thì ta được phép vượt qua vạch dừng của ngã tư, đi lên và tạt vào bên phải để nhường đường.
Với trường hợp cá nhân bị chụp ảnh mà chỉ có bạn vượt đèn đỏ nhưng không có xe ưu tiên đằng sau trong bức hình, từ hình ảnh thu lượm qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và hình ảnh do cá nhân cung cấp sẽ được lực lượng chức năng xem xét rất kỹ.
Lực lượng chức năng sẽ xem xét, xác định vị trí. Khi mời chủ xe lên xử lý hợp tác cũng cần nghe giải trình của người đó. Tiếp đó cũng cần xác minh giải trình đó để xem có hay không có hành vi đó.
Người dân có thể an tâm là người có thẩm quyền ra quyết định phải có trách nhiệm, nên không thể tùy tiện xử phạt. Nếu anh ra quyết định xử phạt sai thì phải bác quyết định đó, thậm chí cần bồi hoàn.
(Trích ý kiến đại tá Nguyễn Quang Nhật - trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông - Cục CSGT (Bộ Công an) trong buổi giao lưu trực tuyến "Những điều cần biết về tăng mạnh mức xử phạt vi phạm giao thông theo nghị định 168", do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào ngày 7-1-2025).
'Không nhường đường cho xe cấp cứu vì sợ mất 20 triệu', dân mạng chỉ ra: 'Xứng đáng bị tước bằng'
Dân mạng cảm thấy quan ngại trước quan điểm của một số người cho rằng, thà không nhường đường cho xe cấp cứu còn hơn mất 20 triệu vì lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.
Các chuyên gia lo ngại, việc TP. Hồ Chí Minh ban hành bảng giá đất mới khiến chi phí sử dụng đất tăng sẽ gây áp lực lên giá thành sản phẩm, đặc biệt ở phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp.
Hôm 10-1 (theo giờ địa phương), Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS) đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại tiểu bang California để giải quyết những tác động sức khỏe do cháy rừng.
Đồ trang trí Tết đa dạng sản phẩm như tiểu cảnh, tranh treo tường, hoa trái từ vải... bán tại phố đồ trang trí Tết lớn nhất TP.HCM ở quận 5, thu hút đông đảo khách đến mua sắm.
Tại Hội nghị diễn ra sáng ngày 10/1, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu TP. Bắc Ninh cùng chung tay thực hiện khát vọng của tỉnh là trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sớm hơn 3 năm so với mục tiêu đề ra.
Theo giới chức thành phố New York, các khoản thu phí tắc nghẽn giao thông mặc dù thấp hơn so với mức thu ban đầu nhưng có thể giúp huy động khoảng 15 tỷ USD trái phiếu để nâng cấp hệ thống giao thông công cộng của thành phố.