Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn?

Hòa đàm Ukraine bị ngưng trệ sau khi đàm phán tại London thất bại, Washington thể hiện thất vọng và đưa ra tối hậu thư, buộc Kiev phải lựa chọn giữa hòa bình hoặc tiếp tục chiến đấu.

Kiev - Ảnh 1.

Ngày 23-4, đại diện các nước Ukraine, Anh, Đức và Pháp đã nhóm họp tại London để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Ukraine - Ảnh: President.gov.ua

Cuộc Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn? - Ảnh 2.Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn? - Ảnh 3.Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo ông Zelensky khó đạt thỏa thuận chấm dứt chiến tranhĐỌC NGAY

Trong bối cảnh quá trình hòa đàm bị đình trệ, ông Zelensky lại đến Nam Phi ngày 24-4 trong chuyến thăm mà ông mô tả trên X: "Nhằm đưa các nước G20 tham gia chặt chẽ hơn vào các nỗ lực ngoại giao, thắt chặt quan hệ văn hóa, giáo dục; hy vọng Nam Phi tham gia vào liên minh đưa trẻ Ukraine bị Nga bắt đi trở về nước".

Điều đáng chú ý là quan hệ Mỹ - Nam Phi đang không êm đẹp do Washington chỉ trích Nam Phi kỳ thị người da trắng.

Trong nước, các đối thủ chính trị của ông Zelensky đang gây áp lực tại Quốc hội Ukraine. Phe Đoàn kết châu Âu của cựu tổng thống Poroshenko yêu cầu triệu tập phiên họp đặc biệt của quốc hội với sự tham gia của ông Zelensky cùng các bộ trưởng Sybiga và Umerov, những người trực tiếp tham gia đàm phán. Họ yêu cầu ông Zelensky trình bày kế hoạch hòa bình của Ukraine và đặt câu hỏi: Liệu thỏa thuận khoáng sản còn là một phần của kế hoạch này hay không?

Ukraine còn gia tăng căng thẳng với Trung Quốc khi Bộ Ngoại giao nước này triệu tập đại sứ Trung Quốc để "trình bày bằng chứng về sự tham gia của Trung Quốc trong cuộc chiến và các công ty Trung Quốc trong việc sản xuất sản phẩm quân sự của Nga". Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả rằng họ "kiên quyết phản đối những cáo buộc vô căn cứ và thao túng chính trị".

Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov trong trả lời phỏng vấn báo Pháp Le Point đã nêu quan điểm chính của Nga: Ukraine phải rút quân khỏi các khu vực Novorossiya và Donbass đã trở thành một phần của Nga để chấm dứt xung đột; Nga không coi việc đặt ra thời hạn cho ngừng bắn là phù hợp; việc từ chức của ông Zelensky không nằm trong yêu cầu của Nga, nhưng bất kỳ tài liệu nào do ông này ký đều có thể bị thách thức do "tính bất hợp pháp" của ông Zelensky.

Đáng chú ý, ông Peskov cũng cho biết nếu Mỹ nắm quyền kiểm soát mạng lưới khí đốt nối Nga với châu Âu, Gazprom sẵn sàng thảo luận về hợp đồng cung cấp khí đốt với chủ sở hữu mới, và Nga thấy một số nước châu Âu sẵn sàng mua khí đốt từ Nga.

Căng thẳng Ukraine - Mỹ gia tăng

Khảo sát mới từ Viện Xã hội học quốc tế Kiev cho thấy sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của người dân Ukraine về tổng thống Mỹ. Trong khi 54% người Ukraine coi việc ông Trump trở thành tổng thống là tin tốt vào tháng 12-2023, thì đến tháng 3-2024 con số này đã giảm mạnh, với 73% cho rằng đây là điều tồi tệ.

Cùng với đó, việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cảnh báo Mỹ không còn có thể là bên bảo đảm duy nhất cho an ninh của châu Âu đã gửi thông điệp mạnh mẽ đến các đồng minh châu Âu về việc cần chia sẻ gánh nặng hơn trong vấn đề Ukraine.

Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn? - Ảnh 2.Ông Trump gửi thông điệp cứng rắn đến ông Putin: Hãy dừng lại

Ông Trump gửi thông điệp cứng rắn tới Tổng thống Nga Vladimir Putin sau vụ tấn công mới nhất vào thủ đô Kiev của Ukraine bằng tên lửa.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề