Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 3: Nỗi khổ sống cạnh rác chất đống, dòng kênh thối

Nhóm dân văn phòng vừa ăn trưa, rủ nhau ngồi uống nước trà trên vỉa hè gần Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội), bỗng bọc ni lông dơ theo gió ở đâu bay quấn vào mình.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 3: Nỗi khổ sống cạnh rác chất đống, dòng kênh thối - Ảnh 1.

Chỉ một đoạn đường Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội mà tới mấy bãi rác tự phát với đủ loại rác thải nhựa - Ảnh: TÂM LÊ

Những hình ảnh trên hè phố như vậy vẫn thường xảy ra từ các thùng rác đầy không có nắp đậy hoặc từ những điểm rác đầu các con ngõ người dân vứt tạm chờ xe rác qua thu gom.

Rác nhựa bay trên đường phố Hà Nội

Chúng tôi chạy xe qua một số con đường quận Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng, là những quận thí điểm phân loại rác tại nguồn của Hà Nội. Tuy nhiên những điểm tập kết rác lộ thiên vẫn ngổn ngang bọc ni lông và nhiều loại

Hỗn độn rác thải, trong đó có nhiều loại rác nhựa bị vứt dọc đường ray xe lửa, phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: TRÚC QUYÊN

Rác thải chất đống vỉa hè, tràn xuống sông

Trên suốt tuyến đường Phạm Văn Đồng (thuộc quận Bình Thạnh và Gò Vấp, TP.HCM), nhiều hàng quán, người buôn bán trên vỉa hè nhộn nhịp, vì thế lượng rác thải nhựa thải ra hằng ngày sau những hoạt động kinh doanh, tiêu dùng là rất lớn.

Những gốc cây trên tuyến đường này thường xuyên bị "vây" quanh bởi rác thải đủ loại, đặc biệt là rác thải nhựa, khó phân hủy.

Một khu vực khác trên địa bàn phường 13, quận Bình Thạnh cũng ghi nhận tình trạng các bọc ni lông ngổn ngang màu sắc, hộp xốp đủ loại, đủ kích cỡ chất đống, tràn xuống bờ kênh ở đoạn cầu Băng Ky.

Dọc theo dòng kênh Rạch Lăng này, tại đoạn cầu Đỏ (đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh) cũng đặc nghẹt rác thải nhựa.

Rác tấp dọc bờ kênh, trên cầu, thậm chí trôi lềnh bềnh dưới sông. Đáng chú ý, dòng kênh này còn đang phải "chịu trận" bởi những dòng nước bẩn xả thải trực tiếp, màu sắc dòng kênh đen ngòm, bốc mùi hôi thối.

TIN LIÊN QUANKinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 3: Nỗi khổ sống cạnh rác chất đống, dòng kênh thối - Ảnh 3.Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 3: Nỗi khổ sống cạnh rác chất đống, dòng kênh thối - Ảnh 4.Thế giới loay hoay với chất độc hại từ rác thải nhựa

Chiều mát, ông Trần Ly (72 tuổi, ngụ đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh) đi đón cháu đang học cấp II. Trong lúc chờ cháu tan học, ông rề xe ra cầu Rạch Lăng (phường 12) gần đó hóng mát. 

Ông nói: "Đứng ngó chút xíu thôi chứ thúi lắm. Người ta quăng rác xuống miết mà sao không thúi. Đi ngang khi trời mưa là cái mùi xộc thẳng vô mũi".

Còn ông Tuấn (52 tuổi) nhà ở phía xéo xéo chân cầu, cho biết chiều mát hay ra đây câu cá. Ông ngồi chòm hổm dưới dạ cầu, theo dõi động tĩnh cần câu. Hỏi ông không thấy ớn sao, ông cười: "Trời ơi quen rồi, tôi sống khu này mà. Câu cá chơi chơi vậy thôi. Cá trê, cá rô câu rồi thả lại chứ không dám ăn vì nước ô nhiễm lắm".

Dưới chân cầu, cơ man rác nhựa đủ loại, bọc ni lông, hộp xốp, thùng đựng nước, có cả một chiếc nệm lớn thâm xì ai đó đem vứt đã lâu. Điểm cầu này là nơi nhóm tình nguyện Sài Gòn Xanh chuyên gom rác thải từ các dòng kênh rạch ở TP đã lắp đặt phao chắn rác.

Nhiều bạn trẻ trong nhóm đã dành ngày cuối tuần để cùng nhau lội kênh, gom từng bao rác bốc mùi. Nhưng sau một thời gian rác lại ngập ngụa và các bạn lại tiếp tục tổ chức thu gom.

Gần đó, trong một số đường nhánh, vài người chạy bộ thể dục né những bãi rác tự phát. Ông Ly bộc bạch có lẽ khó có viễn cảnh dòng kênh này sẽ xanh sạch, không còn mùi hôi như cách đây chừng 60 năm. Khi đó, ông còn là một cậu nhóc, có những ngày còn theo cha mẹ ra kênh xúc tép, theo lũ bạn tắm.

Có lẽ ký ức hồn nhiên đó khiến ông mỗi khi đi đón cháu hay ra đứng ngó chút xíu để hoài nhớ thời trong lành của dòng kênh. "Tôi ra đứng thôi chứ không chở cháu ra đây, rác rưới không à. Có cho nó ngó kênh thì đi xuống khúc dưới kia đỡ hơn", ông nói.

Cũng theo ông, nhà dân, các hàng quán, kể cả người đi đường cũng tiện tay vứt rác xuống sông. Ông nói đó là do ý thức thôi, chứ tiện thì người ta vứt, không nghĩ tới tác hại dài lâu.

Dọc đường ray xe lửa (đoạn cặp theo đường Lương Ngọc Quyến, phường 5, quận Gò Vấp giao đường Phan Văn Trị), chúng tôi ghi nhận tình trạng rất nhiều rác thải, đặc biệt là túi ni lông, hộp xốp "tập kết" ngay bên lề đường ray, thậm chí trên vỉa hè, các gốc cây.

Tình trạng rác thải tại đây cũng bốc mùi hôi nồng nặc, gây khó chịu cho người dân xung quanh.

Ở nội thành còn đỡ, nhiều khu vực ngoại thành hiện nay rác thải các loại mà nhiều nhất là rác nhựa vẫn bị tự do đổ đống khắp nơi. Người đi lượm ve chai lựa được gì thì lựa, không thì thỉnh thoảng người ta lại gom đốt gây thêm ô nhiễm khói độc.

Những tháng mùa mưa ướt át khó đốt, những đống rác này càng ô nhiễm nặng nề với mùi hôi thối cùng ruồi nhặng, chuột bọ, đặc biệt là lăng quăng muỗi độc trong các đồ nhựa đọng nước mưa.

Mỗi năm thế giới thải hơn 350 triệu tấn nhựa

Ấn phẩm khoa học Our world in data (Anh) dẫn số liệu thống kê của các nhà khoa học khí hậu, ước tính mỗi năm con người thải ra môi trường hơn 350 triệu tấn nhựa. Trong đó dưới 10% nhựa được tái chế.

Nhà khoa học môi trường Samuel Pottinger công bố một nghiên cứu mới đây cho thấy lượng tiêu thụ nhựa toàn cầu là 547 triệu tấn trong năm 2020, trong đó 86% là nhựa nguyên sinh và 14% là nhựa tái chế.

Dự báo năm 2050 lượng tiêu thụ nhựa sẽ lên đến 749 triệu tấn.

***********

Đã có rất nhiều tuyên truyền về việc phân loại rác nhựa, bỏ rác đúng nơi và quy định xử phạt nhưng nhiều người vẫn tiện tay vứt. "Văn minh" thì cứ dồn đống bọc ni lông hỗn độn vào thùng rác, không thì cứ tiện tay vất ra đường, ra công viên, bờ hồ, kênh rạch...

>> Kỳ tới: Cứ tiện tay thì...vứt

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 3: Nỗi khổ sống cạnh rác chất đống, dòng kênh thối - Ảnh 3.Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 1: Mua sắm đầy hộp xốp, ly nhựa, bọc ni lông

Một bà đi chợ cầm về 30 bọc ni lông đựng rau, thịt, cá, hành ớt, trái cây... Một nhóm bạn năm người với bữa ăn sáng mang về hơn 50 cái bọc lớn nhỏ hộp xốp, ly, muỗng, ống hút nhựa cho 5 phần hủ tiếu và cà phê sữa…