
Chị Lan và một con cheo cheo sắp sinh con
Không chỉ giúp bảo tồn loài thú đặc biệt này, mô hình nuôi
Chị Lan và một con cheo cheo sắp sinh con
Không chỉ giúp bảo tồn loài thú đặc biệt này, mô hình nuôi
Cheo cheo, loài thú móng guốc nhỏ bé, dễ thương
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho hay cơ sở nuôi cheo cheo của chị Lan đã được cấp mã số cơ sở nuôi.
Việc nuôi thành công loài cheo cheo tạo ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của người dân, được khuyến khích nhân rộng. Việc phát triển mô hình nuôi động vật hoang dã như cheo cheo góp phần giảm tình trạng săn bắt trái phép trong môi trường tự nhiên.
Qua đó đóng góp vào công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã trong tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tại địa phương này, qua khảo sát ghi nhận loài cheo cheo có tồn tại ở các khu rừng các huyện Đăk Tô, Ia H'Drai, Kon Plông, Đăk Hà và Sa Thầy.
Cheo cheo rừng đang suy giảm trong tự nhiên
Ông Đào Xuân Thủy, giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum), cho hay cheo cheo là loài được xếp vào danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ.
Trước đây, cheo cheo xuất hiện phổ biến tại nhiều vùng rừng núi của Việt Nam, có phạm vi phân bố rộng từ Bắc tới Nam. Nhưng nhiều năm gần đây loài này đã khó bắt gặp hơn trong tự nhiên do suy giảm số lượng bởi nguyên nhân bị bẫy bắt nhiều.
Theo ông Thủy, do đặc tính hiền lành, chậm chạp, cheo cheo dễ trở thành nạn nhân của người săn bắt thú rừng.
"Trong nghiên cứu đa dạng sinh học, cheo cheo được coi như vật chỉ thị tính đa dạng của vùng rừng. Nơi nào còn nhiều cheo cheo chứng tỏ vùng rừng đó còn đa dạng giống loài khác, ngược lại những nơi không thấy cheo cheo cũng có thể hiểu rằng vùng rừng đang suy kiệt", ông Thủy nói.