Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa khai trương đầu tháng 11, thu hút lượng lớn khách tham quan. Tuy nhiên nhiều người bức xúc với Bảo tàng Lịch sử quân sự nói gì về hình ảnh phản cảm leo lên xe tăng, súng, pháo chụp ảnh?ĐỌC NGAY
Làm hư hại hiện vật ở bảo tàng, bị xử lý sao?
Xử lý thế nào với khách tham quan bảo tàng vô ý hay cố tình làm hư hại hiện vật chỉ vì chụp một tấm ảnh selfie, thậm chí là vì… giận bạn gái?
Hóa ra, các trường hợp trước đây cho thấy câu trả lời là không có gì nghiêm trọng. Đó là trong trường hợp sự cố là vô tình - ngay cả khi có một chút sơ suất.
Các bảo tàng và phòng trưng bày hầu như luôn có bảo hiểm để bù đắp những thiệt hại như vậy, và những người điều hành bảo tàng đều hiểu rằng tai nạn có thể xảy ra".
Trong hầu hết các trường hợp gây hư hại tác phẩm nghệ thuật, phần lớn các bảo tàng hoặc chủ sở hữu tác phẩm đều không khởi kiện.
Hình phạt nặng nhất trong những tình huống như vậy thường chỉ là sự xấu hổ (của người phá hoại) và lệnh cấm quay lại bảo tàng.
Tuy nhiên năm 2018, cha mẹ của một bé trai 5 tuổi ở Kansas (Mỹ) đã nhận hóa đơn yêu cầu bồi thường 132.000 USD sau khi con trai họ làm ngã một bức tượng nghệ thuật được trưng bày trong sảnh trung tâm Tomahawk Ridge, Overland Park.
Công ty bảo hiểm cho rằng tác phẩm bị hư hại không thể sửa chữa và yêu cầu bồi thường, ABC đưa tin.
Mẹ của bé bức xúc nói rằng bức tượng cần được cố định tốt hơn.
Nhưng theo công ty bảo hiểm, cha mẹ đứa bé thiếu giám sát con để gây ra sự cố.
Theo luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã có các quy định nội bộ về việc tham quan.
Đó là tuyệt đối chấp hành mọi hướng dẫn của nhân viên bảo tàng; không tì tay lên kính, không chạm tay hay trèo lên hiện vật; khách tham quan phải chịu trách nhiệm nếu gây ra bất cứ tổn thất nào cho bảo tàng…
Việc vi phạm các quy định này tùy theo tính chất, mức độ mà hành vi vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của bảo tàng, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
Trường hợp làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng thì có thể bị phạt tiền từ 40- 50 triệu đồng (theo điểm a khoản 6, điểm e khoản 7 điều 20 nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Trong trường hợp hành vi xâm phạm hiện vật gây ra hậu quả lớn, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (theo điều 178 theo Bộ luật Hình sự) với mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm tù.