Miền Tây đua làm hồ trữ nước

Lo ngại tình trạng hạn hán và nước mặn xâm nhập, thời gian gần đây các tỉnh vùng ĐBSCL đồng loạt làm hồ trữ nước ngọt, nhất là các tỉnh giáp biển như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh...

Miền Tây đua làm hồ trữ nước - Ảnh 1.

Dự án hồ trữ nước ngọt Lạc Địa ở tỉnh Bến Tre đang được thi công nhìn từ trên cao - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Cuối tháng 11-2024, những đợt mưa thưa dần. Thay vào đó là những Miền Tây đua làm hồ trữ nước - Ảnh 2.

Tỉnh Trà Vinh vừa khởi công xây dựng hồ chứa nước ngọt Láng Thé có tổng vốn đầu tư hơn 1.330 tỉ đồng - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Coi chừng bị nhiễm mặn

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia về sinh thái ĐBSCL - khẳng định xu thế đầu tư hồ trữ nước ngọt tại các tỉnh ven biển là đúng đắn. Tuy nhiên quá trình thực hiện cần phải lưu ý nhiều vấn đề về kỹ thuật. Bởi đã có những bài học được rút ra từ một số công trình hồ trữ nước, ví dụ như hồ trữ nước kênh Lấp (Bến Tre) bị nhiễm mặn sau khi đưa vào sử dụng.

Theo đó, cần cân nhắc giữa việc làm nhiều công trình nhỏ phân tán và một công trình lớn tập trung. Bởi công trình lớn có thể tiện lợi cho việc quản lý, lắp đặt nhà máy xử lý nước nhưng khoảng cách đến nhiều người dùng nước phân bố phân tán có thể xa và tốn kém, làm tăng giá thành của nước.

Ngoài ra cần tính đến lượng thất thoát nước thông qua quá trình bốc hơi bề mặt và thấm xuống đất.

Theo tính toán, vào mùa khô nước bốc hơi ít nhất là 5 - 6mm/ngày, tức trong 6 tháng mùa khô đã mất gần 1m nước. Còn lượng thất thoát do thấm ngang, thấm dọc sẽ rất lớn nếu đất có hàm lượng cát nhiều, đặc biệt là vùng ven biển. Do đó quá trình thiết kế, thi công cần tính toán kỹ lượng nước để bù bốc hơi, thấm.

Đặc biệt đất ven biển có thể có hàm lượng cát nhiều dễ thấm, khi làm ao hồ sâu để trữ nước có thể gặp phải thủy cấp mặn và có khả năng bị mặn thấm ngược vào trong.

Cuối cùng là cần phải rạch ròi giữa nguồn nước cho sinh hoạt và nguồn nước cho sản xuất. Công trình trữ nước cho sản xuất khó có thể đáp ứng tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt vì có thể bị ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất.

Long An, An Giang cũng làm hồ trữ nước ngọt

- Long An đã trình Bộ NN&PTNT và Chính phủ về việc phê duyệt dự án hồ trữ nước ngọt rộng 140ha tại vùng Đồng Tháp Mười, tổng kinh phí trên 700 tỉ đồng, phục vụ cho gần 5.000ha diện tích sản xuất, công nghiệp và phòng chống cháy rừng.

- An Giang cũng có văn bản gửi một số bộ ngành đề xuất thực hiện dự án Hệ thống trữ nước ngọt gắn với hạ tầng phục vụ liên kết sản xuất vùng tứ giác Long Xuyên với hơn 3.185 tỉ đồng.

Dự án có quy mô hơn 3.050ha, dung tích trữ nước khoảng 94,53 triệu m³, nhằm điều tiết lũ, phục vụ tưới cho khoảng 30.000ha đất nông nghiệp các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.

Miền Tây đua làm hồ trữ nước - Ảnh 3.Cống ngăn mặn lớn thứ 2 miền Tây hoàn thành, tàu thuyền vẫn qua bình thường khi đóng cống

Cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành hiện đã hoàn thành và khi đóng cống để bảo vệ vùng cây ăn trái phía trong, tàu thuyền vẫn có thể qua lại bình thường. Đây là điều khác biệt so với trước đây.