Một quốc gia châu Á sở hữu ‘kho báu’ trời ban: Loại gỗ quý hiếm lõi chảy ra ‘vàng lỏng’ tỏa hương, đắt nhất nhì thế giới với giá gần 190 triệu đồng/lít

Loại gỗ này dùng để sản xuất các chai nước hoa xa xỉ hàng đầu thế giới.

Gỗ đàn hương là một trong những loại gỗ đắt nhất thế giới, nhưng chỉ một phần trong cây gỗ mới thực sự mang lại giá trị cao. Theo Business Insider, 1 kg gỗ lõi có giá 200 USD (hơn 5 triệu VNĐ). Vậy điều gì khiến cho hương thơm của gỗ đàn hương trở nên đặc biệt và đắt đỏ đến vậy?

Có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ, thuộc chi gỗ đàn hương Santalum, gỗ đàn hương Ấn Độ được sử dụng từ hàng trăm năm qua để sản xuất các loại nước hoa đắt tiền. Ngày nay, loại gỗ này còn được sử dụng làm thuốc, thủ công mỹ nghệ, thậm chí còn là một loại cây linh thiêng trong một số tôn giáo. Sau khi chưng cất, dầu gỗ đàn hương có thể giữ được hương thơm ngọt ngào, nồng nàn trong nhiều thập kỷ.

Sau khi thu hoạch, sở lâm nghiệp sẽ bán đấu giá gỗ đàn hương cho các nhà máy. Gỗ lõi được phân loại là jajpokel. Các nhà máy có thể mua gỗ lõi hoặc gỗ đàn hương thô. Nhưng nếu họ mua gỗ thô, họ sẽ phải tự nghiền từng khúc gỗ.

Một quốc gia châu Á sở hữu ‘kho báu’ trời ban: Loại gỗ quý hiếm lõi chảy ra ‘vàng lỏng’ tỏa hương, đắt nhất nhì thế giới với giá gần 190 triệu đồng/lít- Ảnh 1.

Những người đàn ông tại một nhà máy ở Mysore, Ấn Độ, sẽ dùng sức chặt gỗ để loại bỏ dác gỗ, phần không có mùi thơm. Gỗ lõi nguyên bản là loại gỗ có giá trị nhất. Một số cây, gỗ lõi dễ tách hơn vì chúng tạo thành một vòng tròn sẫm màu ở giữa. Tuy nhiên, các cây khác sẽ có phần lõi và dác lẫn lộn. 

Sau khi tách gỗ xong, gỗ sẽ được cho vào máy nghiền thành vụn. Công nhân sẽ sàng lọc thêm một lần nữa để nhặt những mẩu gỗ lõi còn sót. Một chiếc máy khác sẽ được dùng để nghiền vụn gỗ thành bột.

Một quốc gia châu Á sở hữu ‘kho báu’ trời ban: Loại gỗ quý hiếm lõi chảy ra ‘vàng lỏng’ tỏa hương, đắt nhất nhì thế giới với giá gần 190 triệu đồng/lít- Ảnh 2.

Lúc này, quá trình chưng cất sẽ bắt đầu. Quá trình này sẽ khá dài, bắt đầu bằng việc bơm hơi vào các bình chưng cất. Sau khi dầu được chiết xuất, phần thừa sẽ là bột gỗ. Nhưng ngay đống bột này cũng vẫn còn lưu lại mùi thơm. Vì vậy, chúng được dùng làm nhang hoặc dhoop - một dạng hương phổ biến ở Ấn Độ trong các nghi lễ tôn giáo.

Công đoạn cuối cùng, công nhân tách dầu ra khỏi nước và tinh chế cho đến khi họ thu được một thùng dầu gỗ đàn hương nguyên chất. Một nhà máy ở Ấn Độ có thể mất khoảng 1 tuần để chưng cất 1.000 lít dầu.

Một quốc gia châu Á sở hữu ‘kho báu’ trời ban: Loại gỗ quý hiếm lõi chảy ra ‘vàng lỏng’ tỏa hương, đắt nhất nhì thế giới với giá gần 190 triệu đồng/lít- Ảnh 3.

Các thùng dầu nguyên chất được gửi đến một phòng thí nghiệm ở Bengaluru. Tại đây, các nhà nghiên cứu kiểm tra chất lượng của từng lô. Họ ngửi các mẫu dầu để xác nhận hương thơm đồng nhất giữa các lô. Mùi độc đáo của gỗ đàn hương là tầng hương lý tưởng cho một chai nước hoa.

Sau khi thử nghiệm, dầu sẽ được chuyển đến một nhà máy khác để sản xuất xà phòng cho Karnataka Soap and Detergents Limited, hay KS&DL. Đây là một trong những nhà sản xuất sản phẩm dầu đàn hương lớn nhất toàn cầu. Mặc dù sản phẩm chính là xà phòng, công ty cũng bán các chai dầu đàn hương. Một dai tinh dầu đàn hương 10 gram có giá 5.500 rupee, tương đương khoảng 74 USD (khoảng 1.875.000 VNĐ). Như vậy, 1 lít dầu gỗ đàn hương sẽ có giá 187,5 triệu VNĐ.

Một quốc gia châu Á sở hữu ‘kho báu’ trời ban: Loại gỗ quý hiếm lõi chảy ra ‘vàng lỏng’ tỏa hương, đắt nhất nhì thế giới với giá gần 190 triệu đồng/lít- Ảnh 4.

So với năm 2017, 1 kg dầu đàn hương Ấn Độ hiện có giá gấp đôi. Và nhu cầu vẫn không hề giảm. Thị trường dự kiến sẽ đạt hơn 165 triệu USD vào năm 2027.

Trong số khoảng 10 loại gỗ đàn hương, gỗ đàn hương Ấn Độ và gỗ đàn hương Australia có giá trị thương mại lớn nhất. Sự khác biệt nằm ở hàm lượng alpha và beta-santalol cao hơn. Đây là thành phần trong gỗ đàn hương tạo nên mùi hương thơm lâu và tốt cho sức khoẻ.

Tuy nhiên, Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Một trong những nguyên nhân là những cây gỗ già mới cho nhiều dầu. Người trồng thường phải đợi khoảng 20 năm để một cây trưởng thành. Khoảng thời gian chờ đợi này không chỉ hạn chế số lượng đàn hương mà còn khiến cây gặp rủi ro.

Để bổ sung cây, Ấn Độ đã triển khai một số chương trình như Grow More Sandalwood. Nhưng việc trồng cây đi kèm với chi phí bảo vệ chúng trong nhiều thập kỷ vẫn sẽ là rào cản với người nông dân. Nhưng ít nhất thì nỗ lực này có thể giúp khôi phục một phần nguồn cung cấp gỗ đàn hương đã mất.

Theo BI