Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

xung đột Nga - Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19-5 - Ảnh: REUTERS

Sau hai giờ nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19-5, Tổng thống Donald Trump cho biết: “Nga và Ukraine sẽ lập tức bắt đầu đàm phán về một lệnh ngừng bắn”, nhưng có thể không bao gồm sự tham gia của Mỹ.

Đáng chú ý, các tuyên bố của ông Trump, không yêu cầu về mốc thời gian cụ thể, cũng như không gây áp lực lên Tổng thống Putin. Ngược lại, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh tiềm năng hợp tác thương mại giữa Matxcơva và Washington sau khi chiến sự kết thúc là "không giới hạn".

Châu Âu lo ngại

Sau cuộc điện đàm với ông Putin, ông Trump đã truyền đạt kế hoạch đàm phán này cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cũng như các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, Pháp, Ý, Đức và Phần Lan.

Ông Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tổ chức đàm phán với Nga tại Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine? - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19-5 - Ảnh: REUTERS

Theo bà Maria Snegovaya, nghiên cứu viên cao cấp về Nga tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Nga thể hiện rằng họ sẵn sàng đàm phán và công khai ca ngợi các nỗ lực của Mỹ, nhằm tránh làm phật lòng Washington.

Mặt khác, bà Snegovaya đánh giá xứ sở bạch dương vẫn kiên định với lập trường ban đầu của họ về cuộc chiến ở Ukraine.

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Việc bình thường hóa quan hệ với Nga và tìm kiếm các tiềm năng hợp tác với xứ sở bạch dương vốn đem lại được nhiều hơn mất cho Tổng thống Trump - người đặt triết lý "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" (MAGA) lên hàng đầu.

Theo đánh giá của Đài CNN, bất kỳ hành động nào gây ảnh hưởng tiêu cực lên Matxcơva, trong đó bao gồm tăng cường thêm các lệnh trừng phạt so với chính quyền cựu tổng thống Joe Biden đều không phù hợp với triết lý MAGA.

Việc Mỹ tiếp tục can thiệp sâu vào cuộc chiến ở Ukraine thông qua các gói viện trợ Kiev hay lệnh trừng phạt lên Matxcơva chỉ khiến Washington “lún sâu” hơn vào một cuộc chiến dài hơi mà hiện tại chưa nhìn thấy hồi kết.

Với tư duy của một nhà kinh doanh như ông Trump, điều này không đem lại lợi ích thực tế cho nước Mỹ.

Cuối ngày 19-5, ông Trump bày tỏ: "Đây là một tình huống của châu Âu. Lẽ ra nó nên được giữ nguyên là tình huống của châu Âu". Trước đó Phó tổng thống Mỹ JD Vance cũng khẳng định: “Đây không phải cuộc chiến của chúng tôi”.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine? - Ảnh 4.Ông Trump gọi ông Zelensky trước, điện đàm với ông Putin sau

Cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin bắt đầu trễ hơn dự kiến, ngay sau khi nhà lãnh đạo Mỹ kết thúc cuộc gọi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề