Theo Đài CNN, ngày 12-11, Thủ tướng New Zealand WHO cử chuyên gia tới 10 nước để ngăn nạn lạm dụng tình dục
New Zealand lần đầu xin lỗi 200.000 nạn nhân bị lạm dụng ở các nơi bảo trợ suốt 70 năm
Chính quyền New Zealand lần đầu thừa nhận và lên tiếng xin lỗi những nạn nhân trong các trung tâm bảo trợ quốc gia bị lạm dụng và bỏ rơi suốt 70 năm qua.
Tại một quốc gia chỉ có 5 triệu người sinh sống, có tới 650.000 trẻ em và người lớn - chiếm gần một phần ba dân số - phải chịu lạm dụng thể chất, tinh thần, lời nói hoặc tâm lý trong các cơ sở này. Nhiều người thậm chí còn bị bóc lột và bỏ rơi.
Phần lớn nạn nhân là người Maori, dân tộc bản địa của New Zealand. Năm 2023, 68% trẻ em trong các trung tâm bảo trợ quốc gia là người Maori, mặc dù họ chiếm chưa đến 20% dân số New Zealand.
“Chúng ta sẽ không bao giờ biết được con số nạn nhân chính xác. Nhiều người khi vào các cơ sở nhà nước và tôn giáo không có giấy tờ. Hồ sơ bị thiếu sót, thất lạc, và trong một số trường hợp, chúng bị cố tình tiêu hủy”, thành viên Nghị viện New Zealand Chris Hipkins phát biểu trước Quốc hội.
Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ New Zealand thừa nhận một số bệnh viện ‘khét tiếng’ tại quốc gia này đã có những hành vi tra tấn trẻ em - điều mà các chính quyền trước đây luôn bác bỏ.
“Tôi chân thành xin lỗi vì New Zealand đã không đối xử với các bạn tốt hơn và khiến các bạn cảm giác mình không được tin tưởng khi trình báo sự việc”, ông Luxon nói. “Tôi cũng xin lỗi vì nhiều kẻ lạm dụng không bị đưa ra công lý khiến nhiều người tiếp tục phải chịu đựng những điều mà lẽ ra có thể được ngăn chặn”.
Trước đó, những nạn nhân và các nhà hoạt động đã chỉ trích ông Luxon vì không công bố kế hoạch bồi thường và lên tiếng xin lỗi. Lần này, ông nói trước Quốc hội rằng hệ thống bồi thường sẽ được thành lập vào năm 2025. Tuy nhiên, ông không đề cập đến con số cụ thể mà chính phủ dự kiến chi trả.
“Chỉ nói xin lỗi thôi là không đủ”, Fa’afete Taito, nạn nhân từng bị bạo hành tại trung tâm bảo trợ của nhà nước, chia sẻ. “Điều quan trọng là chính phủ sẽ làm gì để khắc phục hậu quả từ những hành động này và đảm bảo rằng điều này không bao giờ xảy ra nữa”.