Nga thành công thu hút khách sộp châu Á, OPEC+ "lo sốt vó" vì bị mất thị phần

Từ Tây Phi đến Trung Đông, các nhà sản xuất trong liên minh OPEC+ đang lo lắng khi người mua ở Ấn Độ và Trung Quốc, thị trường phát triển nhanh nhất châu Á, đang mua dầu thô giá rẻ hơn của Nga.

Nga thành công thu hút khách sộp châu Á, OPEC+ "lo sốt vó" vì bị mất thị phần - Ảnh 1.

" Các nhà sản xuất Trung Đông có nhiều lý do để lo sợ rằng thị phần ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ bị rơi vào tay Nga và dường như sự thay đổi về khối lượng giao dịch là không có điểm dừng ", Vandana Hari, người sáng lập công ty tư vấn Vanda Insights có trụ sở tại Singapore, nói với Bloomberg.

Năm ngoái, giá dầu Urals của Nga giảm mạnh do châu Âu ngừng mua. Các cường quốc châu Á đã bước vào để lấp đầy khoảng trống, giúp xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đạt mức kỷ lục trong thời gian gần đây.

Ấn Độ "xoay trục" từ Trung Đông sang Nga

Nga thành công thu hút khách sộp châu Á, OPEC+ "lo sốt vó" vì bị mất thị phần - Ảnh 2.

Ấn Độ tăng cường mua dầu thô từ Nga. Ảnh: BBC

Ấn Độ nhập khẩu phần lớn dầu thô và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ các nước như Iraq, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Giờ đây, những nhà sản xuất đó đang cảm thấy vô cùng áp lực.

Dữ liệu từ Vortexa cho thấy, nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Trung Đông đã giảm mạnh 35% kể từ tháng 1/2022 còn các chuyến hàng dầu từ Tây Phi cũng giảm tương tự trong giai đoạn này.

Đồng thời, Ấn Độ đã nhập khẩu kỷ lục 1,9 triệu thùng dầu thô/ngày của Nga trong tháng 4, tăng cao hơn hẳn 65.000 thùng/ngày vào tháng 1 năm ngoái.

Có thể thấy, Nga hiện đang cạnh tranh với Trung Đông để trở thành nhà cung cấp số một cho Ấn Độ.

R. Ramachandran, cựu giám đốc nhà máy lọc dầu Bharat Petroleum, cho biết: " Trước xung đột , Ấn Độ có rất ít nhu cầu đối với dầu Urals nhưng chừng nào giá của Nga còn thấp, điều này vẫn sẽ tiếp diễn ".

Trung Quốc chuyển hướng từ Tây Phi sang Nga

Theo dữ liệu của Vortexa, Trung Quốc vẫn tiếp tục nhận một lượng dầu ổn định từ Trung Đông, với các chuyến hàng thậm chí còn tăng nhẹ kể từ tháng 1/2022.

Nga thành công thu hút khách sộp châu Á, OPEC+ "lo sốt vó" vì bị mất thị phần - Ảnh 3.

Tàu chở dầu Trung Quốc neo đậu gần thành phố cảng Nakhodka, Nga năm 2022. Ảnh: REUTERS

Nhưng Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á, đã cắt giảm hơn 40% lượng dầu thô từ Tây Phi, từ 1,3 triệu thùng/ngày vào giai đoạn đầu năm 2022 xuống còn 730.000 thùng/ngày vào tháng 4 năm nay.

Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga đã tăng 80% lên 1,5 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2022.

Các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của họ không phải là những người duy nhất thấy thị phần của họ trên thị trường dầu mỏ châu Á giảm đi. Các chuyến hàng của Hoa Kỳ đến Ấn Độ và các chuyến hàng của Châu Âu đến Trung Quốc - bao gồm các loại Biển Bắc - đã giảm.

Theo Bloomberg, không chỉ các thành viên OPEC+ mất thị phần dầu mỏ ở châu Á mà xuất khẩu của Mỹ sang Ấn Độ và xuất khẩu của châu Âu sang Trung Quốc, bao gồm xuất khẩu các loại dầu Biển Bắc, cũng đã giảm.

Được biết, ít nhất 35 triệu thùng dầu của Nigeria dự kiến sẽ được dỡ vào cuối tháng tới vẫn chưa được bán ra. Sức mua yếu của những người mua châu Á là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa cung hiện nay.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hàng triệu thùng dầu thô của Tây Phi đã chất đống trong năm nay tại kho lưu trữ tại trung tâm Vịnh Saldanha của Nam Phi, khi châu Á chuyển sang mua dầu của Nga.