Nghỉ hưu sau 1-7-2025 phải lưu ý những gì?

Nhiều thay đổi liên quan đến người nghỉ hưu từ năm 2025 theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024. Cụ thể đó là những thay đổi nào?

Độ tuổi nghỉ hưu năm 2025

Quy định tuổi nghỉ hưu tại Điều 169 Bộ Luật Lao động, số 45/2019/QH14 như sau:

Người lao động được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu khi bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về BHXH.

Bên cạnh đó, người lao động trong điều kiện lao động bình thường tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình:

- Đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028

- Đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Nghỉ hưu sau 1-7-2025 phải lưu ý những gì?- Ảnh 1.

Nhiều thay đổi liên quan đến người nghỉ hưu từ năm 2025 theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Từ năm 2021, người lao động trong điều kiện lao động bình thường có tuổi nghỉ hưu là:

Lao động nam: đủ 60 tuổi 3 tháng; Lao động nữ đủ 55 tuổi 4 tháng.

Và sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng với lao động nam và 4 tháng với lao động nữ.

Như vậy tuổi nghỉ hưu năm 2025 trong điều kiện lao động bình thường như sau:

- Của lao động nam: 61 tuổi 3 tháng

- Của lao động nữ: 56 tuổi 8 tháng.

Từ 1-7-2025: Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu

Những người khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 65 Luật BHXH số 41/2014/QH15 như:

Đủ tuổi nghỉ hưu

Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định và có từ đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ; Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Dù giảm thời gian tham gia BHXH để được hưởng chế độ hưu trí nhưng tỉ lệ hưởng lương hưu cao nhất vẫn ở mức cũ theo quy định hiện hành là 75%.

Nghỉ hưu sau 1-7-2025 phải lưu ý những gì?- Ảnh 2.

Những người khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu

Cụ thể, căn cứ theo Điều 66 về mức lương hưu hằng tháng tại Luật BHXH 2024 thì mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện nghỉ hưu được tính như sau:

- Đối với lao động nữ:

Bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

- Đối với lao động nam:

Bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ 7-2025 

Căn cứ tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện nay điều kiện để hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Theo đó, lao động nam có thời gian đóng BHXH cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Có nghĩa, từ 1-7-2025 điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

- Đối với lao động nam: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm.

- Đối với lao động nữ: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm.

Từ ngày 1-7-2025, thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.

 Các hình thức nhận lương hưu từ 1-7-2025

Căn cứ theo Điều 93 và Điều 114, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, có 3 hình thức nhận lương hưu từ 1-7-2025 đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc cũng giống với quy định hiện hành, gồm:

(1) Thông qua tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng

(2) Trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.

(3) Thông qua người sử dụng lao động.

Nghỉ hưu sau 1-7-2025 phải lưu ý những gì?- Ảnh 3.

Có 3 hình thức nhận lương hưu từ 1-7-2025 đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc cũng giống với quy định hiện hành

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, từ 1-7-2025 có 2 hình thức nhận lương hưu là:

(1) Thông qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

(2) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.

Tham gia BHXH từ năm 2025 không được tính lương hưu trên những năm đóng BHXH cuối

Theo quy định tại Luật BHXH hiện hành và Điều 72 Luật BHXH 2024 thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu của người lao động thuộc khu vực nhà nước được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của một số năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Cụ thể, nếu người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu được quy định như sau:

Thời gian tham gia BHXH

mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu

Trước ngày 1-1-1995

Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Từ ngày 1-1-1995 đến 1-1-2000

tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Từ ngày 1-1-2001 đến 31-12-2006

Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Từ ngày 1-1-2007 đến 31-12-2015

Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Từ ngày 1-1-2016 đến 31-12-2019

Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Từ ngày 1-1-2020 đến 31-12-2024

Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Từ ngày 1-1-2025 trở đi

Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Như vậy, có thể thấy, theo quy định mới nếu bắt đầu tham gia BHXH từ 2025, mức lương hưu của người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ được tính dựa trên toàn bộ quá trình đóng giống như người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.