Cụ thể, Sắc lệnh hủy 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' của ông Trump bị ngăn chặnĐỌC NGAY
Những động thái quyết liệt của ông Trump cho kinh tế Mỹ
Ngày 23-1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có động thái quan trọng, tác động đến một số lĩnh vực kinh tế nước này, trong đó có các luật về tiền kỹ thuật số và điều chỉnh lãi suất.
Ông Trump cũng cấm việc tạo ra các loại tiền kỹ thuật số nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh tiềm tàng đối với các loại tiền kỹ thuật số hiện có. Điều này trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận của chính quyền cựu tổng thống Joe Biden, khi thực hiện các quy định chặt chẽ hơn đối với tiền kỹ thuật số, do quan ngại việc gian lận và rửa tiền.
Sắc lệnh của ông Trump đã nhận được sự ủng hộ của ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số, vốn từ lâu mong muốn có các quy định rõ ràng hơn. Tổng giám đốc điều hành Anchorage Digital Nathan McCauley lưu ý lệnh này đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách tài sản kỹ thuật số của Mỹ, có khả năng đưa tiền điện kỹ thuật số vào xu hướng chính thống.
Việc thực hiện lệnh này, cùng với việc đồng bitcoin đạt mức cao kỷ lục 109.071 USD hồi đầu tuần, đã phản ánh sự lạc quan ngày càng tăng trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số tại Mỹ.
Động thái này cũng diễn ra sau thông báo của SEC về việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm để cải tổ chính sách tiền kỹ thuật số. Một số chuyên gia đang tranh luận về cách thức thiết lập kho dự trữ tiền điện kỹ thuật số quốc gia, trong đó một số người cho rằng có thể sử dụng Quỹ ổn định giao dịch của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, tân Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy lãi suất thấp hơn bằng cách tăng sản lượng năng lượng. Phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn lãi suất giảm trên toàn cầu, nhấn mạnh rằng giá dầu thấp hơn có thể giúp giảm lạm phát và đẩy lãi suất xuống.
Ông đã chỉ trích việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kiểm soát các quyết định về lãi suất. Ông tuyên bố sẽ yêu cầu cắt giảm lãi suất ngay lập tức và sẽ gây sức ép với Chủ tịch Fed Jerome Powell nếu không có hành động kịp thời.
Trong một diễn biến khác, Bộ Tài chính Mỹ vừa kích hoạt một biện pháp quản lý tiền mặt để tránh vượt trần nợ công. Cụ thể, biện pháp này nhằm đình chỉ tái đầu tư hằng ngày vào Quỹ đầu tư chứng khoán của chính phủ (Quỹ G), giúp giải phóng khoảng 300 tỉ USD và trì hoãn nguy cơ vỡ nợ trong vài tháng mà không cần phải thông qua luật mới để tăng hoặc đình chỉ mức trần nợ 36.100 tỉ USD.
Quyền Bộ trưởng Tài chính David Lebryk đã kêu gọi Quốc hội hành động nhanh chóng để bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Vấn đề trần nợ cũng là một thách thức lớn đối với ông Scott Bessent - người được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tài chính, vốn bày tỏ sẵn sàng làm việc với Quốc hội để giải quyết vấn đề này.