Những lý do Nga tích cực nói đến đàm phán hòa bình

Tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng ủng hộ đề xuất để Slovakia trở thành nơi tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình đã mở ra giai đoạn ngoại giao thực chất giữa Nga và Ukraine.

Nga mở lối ngoại giao cho hòa bình ở Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Putin trong cuộc họp báo ở Leningrad, Nga ngày 26-12 - Ảnh: REUTERS

Mặc dù cả

Người dân khu phố ở Kiev, thủ đô Ukraine, mặc đồ truyền thống dịp Giáng sinh hát tri ân thương binh của cuộc chiến Ukraine - Nga vào ngày 25-12 - Ảnh: REUTERS

Chúng tôi không phản đối nếu điều đó xảy ra. Tại sao không phản đối? Vì Slovakia giữ quan điểm trung lập.

Tổng thống Nga VLADIMIR PUTIN phát biểu tại cuộc họp báo ở Leningrad hôm 26-12, cho rằng Slovakia là địa điểm thích hợp cho các cuộc đàm phán trong tương lai về giải quyết xung đột với Ukraine.

Ngoại giao là con đường duy nhất

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhân tố rủi ro đang tích lũy theo chiều hướng gia tăng bất lợi cho các lợi ích của Nga ở châu Âu, động thái của Tổng thống Putin chấp nhận đề xuất trở thành trung gian hòa giải của Slovakia vừa qua không chỉ nhằm đề cao các quốc gia có sự "trung lập" giữa Nga và phương Tây, mà còn muốn tạo một "lối thoát" giúp Nga không mất hẳn các lợi ích đã xây dựng được tại châu Âu.

Cùng lúc với động thái chấp thuận Slovakia của ông Putin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng ngày 26-12 cũng tuyên bố phía Nga không đặt ra điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán về Ukraine, mà đã thu gọn yêu cầu của Nga dựa trên hai nguyên nhân "gốc rễ".

Trong đó bao gồm yêu cầu NATO không tiếp tục mở rộng về phía Đông, đồng nghĩa với Ukraine phải tuyên bố trung lập vĩnh viễn, và yêu cầu Ukraine không được phân biệt đối xử với các hiện diện của nền văn hóa Nga.

Tuyên bố ngày 26-12 của ông Lavrov như vậy đã "đơn giản hóa" nhất có thể tất cả yêu cầu của phía Nga thành hai yêu cầu mang tính "gốc rễ" của cuộc khủng hoảng Ukraine.

Đây cũng là cách tiếp cận cấp thiết của chính quyền ông Putin lúc này nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra kịch bản "đứt gãy" hoàn toàn mối quan hệ truyền thống đã dày công xây dựng với EU từ trước đến nay.

Hai yêu cầu này tuy phù hợp với phương án mà phía Ukraine có đề cập nhằm đòi hỏi đảm bảo an ninh đơn lẻ từ các thành viên của NATO thay vì gia nhập NATO vào thời điểm này, nhưng quá trình phục hồi trở lại uy tín cho Nga và các đại diện của nền văn hóa Nga sau khi quân đội Nga chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt dường như chưa được bất kỳ bên nào đề cập.

Do đó, đứng trước các yếu tố rủi ro ngày càng khó lường do sự mở rộng "vành đai bất ổn" về phía Nga, chính quyền Tổng thống Putin đã "bật đèn xanh" cho tiến trình ngoại giao nhằm chấm dứt chiến sự ở Ukraine bằng cách cụ thể hóa các yêu cầu cụ thể để đạt được thỏa thuận hòa bình bền vững cho lợi ích an ninh của Nga.

Sự rõ ràng của Nga về lập trường chính là bước đi đầu tiên cho thấy tiến trình đàm phán với Ukraine đã kết thúc giai đoạn thăm dò, thực sự chuyển sang các bước đi thực tiễn.

Nga mở lối ngoại giao cho hòa bình ở Ukraine - Ảnh 2.Nga tuyên bố bắn hạ tiêm kích F-16 của Ukraine ở vùng Zaporizhzhia

Truyền thông Nga đưa tin một chiếc tiêm kích F-16 do NATO cung cấp cho Ukraine đã bị bắn hạ trong lúc cố gắng phóng tên lửa vào vùng Zaporizhzhia.