
Ngoài ra, tuần tới cũng sẽ có một loạt số liệu kinh tế Trung Quốc và dữ liệu về thu nhập của người tiêu dùng Mỹ, sẽ cho thấy một phần tình trạng ‘sức khỏe’ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
1/CÁC THỊ TRƯỜNG BIẾN ĐỘNG RẤT MẠNH TRONG THỜI GIAN RẤT NGẮN
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế quan đối ứng, sau đó lại tạm dừng 90 ngày, đã làm gia tăng biến động trên khắp các thị trường, bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ, với tốc độ và mức độ biến động rất nhanh và mạnh.
Với sự biến động, tốc độ của mỗi động thái (không phải quy mô) có thể gióng lên hồi chuông báo động. Biến động thị trường tháng 4 đã diễn ra với cường độ tương tự như cuộc khủng hoảng COVID năm 2020 và gần bằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dù chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Tài sản của Mỹ là trọng tâm của đợt bán tháo tại thời điểm này, với trái phiếu kho bạc, cổ phiếu và đồng USD. Năm 2020, khi cuộc khủng hoảng COVID diễn ra, giai đoạn thị trường biến động mạnh kéo dài khoảng 24 ngày giao dịch. Năm 2008, giai đoạn này kéo dài khoảng 78 ngày. Lần này, chỉ trong 10 ngày.

Chứng khoán Mỹ biến động mạnh theo diễn biến thuế quan.
2/ VÀNG TĂNG MẠNH
Giá vàng liên tiếp phá vỡ những kỷ lục cao của chính mình, hiện đã lên tới 3.250 USD/ounce và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới, trong bối cảnh USD lao dốc, xung đột thuế quan Mỹ - Trung diễn biến phức tạp và kỳ vọng Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ hạ lãi suất khiến vàng trở nên đặc biệt hấp dẫn.

Giá vàng cao kỷ lục.
3/XUNG ĐỘT THUẾ QUAN GIỮA MỸ VỚI TRUNG QUỐC
Chiến dịch áp thuế toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thời điểm hiện tại đã thu hẹp còn xung đột thuế quan giữa Mỹ với Trung Quốc.
Thuế của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng tới 145%, bao gồm cả các khoản thuế đã áp dụng trước đây. Đối lại, Trung Quốc cũng tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ từ 84% lên 125% và cho biết có thể tăng thêm nữa nếu căng thẳng giữa 2 bên gia tăng.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết các tuyên bố của 2 phiế về việc tăng thuế thêm nữa là “học thuật” vì điều đó không khả thi do với những mức thuế hiện tại thì thương mại giữa 2 bên gần như là chấm dứt.
Tuần tới, Trung Quốc sẽ công bố một loạt dữ liệu kinh tế, bao gồm số liệu về thương mại, sản xuất tại nhà máy và doanh số bán lẻ.

Trung Quốc là thị trường mua hàng hóa lớn thứ 3 của Mỹ.
4/ ECB: CON ĐƯỜNG DUY NHẤT LÀ HẠ LÃI SUẤT
Thuế quan biến động mạnh sẽ làm thay đổi suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách về việc cắt giảm lãi suất như thế nào. Đó sẽ là vấn đề trọng tâm khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB) họp vào thứ Năm (17/4).
Các nhà giao dịch dự đoán ECB sẽ hạ lĩa suất 25 điểm phần trăm trong kỳ họp này, đưa lãi suất chủ chốt về mức 2,25%. Thị trường dự đoán sau đó ECB sẽ hạ lãi suất thêm 2 lần nữa (nhiều hơn so với dự báo cách đây một tháng).
Việc các nhà giao dịch nâng dự đoán về mức hạ lãi suất của ECB cho thấy những rủi ro gia tăng mà châu Âu đang phải đối mặt. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoãn áp thuế đối ứng đối với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, song trong khoảng thời gian đó hàng hóa Châu Âu xuất khẩu sang Mỹ vẫn phải chịu thuế 10%, chưa kể mức thuế cao hơn đối với thép, nhôm và ô tô.
Các bộ trưởng tài chính EU đã họp tại Warsaw từ ngày 11/4/2025 để thảo luận về phản ứng của khối đối với các biện pháp thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Lãi suất và lạm phát của Eurozone.
5/ NGƯỜI TIÊU DÙNG MỸ BỊ ẢNH HƯỞNG
Dữ liệu bán lẻ tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 16/4/2025, sẽ cho thấy những tác động mới nhất của bất ổn kinh tế và thuế quan đối với người tiêu dùng Mỹ.
Mặc dù Washington đã hoãn một số mức thuế, nhưng số liệu bán lẻ trong tháng 3 sẽ cho thấy mức độ lo lắng về việc nền kinh tế có thể tác động như thế nào đến chi tiêu của người tiêu dùng. Tiêu dùng của Mỹ trong tháng 2/2025 chỉ hồi phục nhẹ do người tiêu dùng hạn chế chi tiêu mạnh tay khi các chỉ số niềm tin của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Tuần tới cũng sẽ có nhiều công ty báo cáo kết quả thu nhập quý 1/2025, điều mà các nhà đầu tư đang háo hức muốn biết để xem trong bối cảnh thuế quan thay đổi. Hãng truyền hình trực tuyến khổng lồ Netflix nằm trong số các công ty chuẩn bị báo cáo, dự kiến vào thứ Năm (17/4).

Bán lẻ của Mỹ trong tháng 3 ước tính tăng mạnh.
6/QUYẾT ĐỊNH LÃI SUẤT Ở CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI
Các thị trường mới nổi vốn có lãi suất cao hơn các nền kinh tế phát triển trong khi mức xếp hạng thấp hơn nên thị trường trái phiếu và chi phí đi vay bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thuế quan nhiều hơn so với các nước phát triển.
Trật tự thương mại thế giới mới sẽ đặt ra những thách thức mới cho một số nhà hoạch định chính sách phải điều hướng triển vọng tăng trưởng chậm lại và áp lực lạm phát có khả năng gia tăng.
Thứ Năm (17/4) là một ngày trọng đại đối với các ngân hàng trung ương mới nổi. Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất tham chiếu của mình và thị trường đang đặt câu hỏi về việc các nhà hoạch định chính sách của Ai Cập còn bao nhiêu dư địa để cắt giảm lãi suất trong bối cảnh biến động gia tăng. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc có thể buộc phải cắt giảm lãi suất hơn nữa trong năm nay do đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Lãi suất của các nền kinh tế mới nổi.
Tham khảo: Reuters