Korea Times ngày 19/12 dẫn báo cáo Tổng quan về lương hưu năm 2023, theo đó Hàn Quốc là quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) duy nhất có tỷ lệ nghèo ở người già vượt quá mức 40%. Cụ thể, 40,4% những người từ 65 tuổi trở lên có thu nhập thấp hơn một nửa thu nhập trung bình của tổng dân số. Tỷ lệ nghèo trong nhóm người từ 66 đến 75 tuổi là 31,4%; 52% đối với nhóm người từ 76 tuổi trở lên.
Với tỷ lệ như trên, Hàn Quốc hiện là nước có tỷ lệ người già nghèo cao nhất trong số các quốc gia thuộc thành viên OECD - tổ chức với 38 thành viên được xem là "nước phát triển". Trong khi đó, tỷ lệ trung bình các quốc gia thành viên của OECD chỉ khoảng 14,2%.
Khác biệt này càng rõ rệt trong tương quan của Hàn Quốc với các nước như Mỹ, Nhật Bản. Các thông kê lần lượt là: Mỹ 22,8%, Nhật Bản 20,2%. Tỷ lệ nghèo ở tuổi già của hai nước này chỉ bằng một nửa của Hàn Quốc.
Người già Hàn Quốc tại công viên Tapgol Park, Seoul. Ảnh minh hoạ: Bloomberg. |
Thậm chí, nhiều quốc gia Bắc Âu và Tây Âu có tỷ lệ nghèo ở người già ở mức một con số. Cụ thể: Iceland là 3,1%, Na Uy là 3,8%, Đan Mạch là 4,3% và Pháp là 4,4%.
Theo đó, người già được dự báo sẽ chiếm hơn 20% tổng dân số Hàn Quốc vào năm 2025 và 49,8% vào năm 2050. Hàn Quốc có khả năng trở thành đất nước có dân số già nhất, đứng thứ 6 thế giới, sau Nhật Bản, Italy, Đức, Thụy Điển và Pháp. Ước tính chỉ trong vòng 2 - 3 năm nữa, tỷ lệ người già sẽ chiếm 20% dân số.
Đáng chú ý, người cao tuổi ở Hàn Quốc có thu nhập rất thấp mặc dù tỷ lệ có việc làm của họ cao hơn hầu hết các quốc gia thành viên trong OECD.
Ngoài thu nhập thấp, các công việc dưới tính chất hợp đồng còn không đi kèm bất cứ phúc lợi nào. Nhiều cao niên nghèo vì không muốn trở thành gánh nặng cho người khác nên đã quyết định tự tử. Năm 2020, tỷ lệ người trên 80 tuổi tử vong vì tự sát ở Hàn Quốc là 62,6/100.000 ca, cao nhất trong các nước thuộc OECD.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.