
Tổng thống Trump giơ các bài báo để chứng minh người da trắng tại Nam Phi đang bị diệt chủng - Ảnh: AFP
Hãng tin Reuters mô tả cuộc tranh cãi chứng kiến những tuyên bố sai sự thật và gây sốc của
Tổng thống Trump giơ các bài báo để chứng minh người da trắng tại Nam Phi đang bị diệt chủng - Ảnh: AFP
Hãng tin Reuters mô tả cuộc tranh cãi chứng kiến những tuyên bố sai sự thật và gây sốc của
Tổng thống Nam Phi Ramaphosa bình tĩnh phản bác ông Trump - Ảnh: AFP
Thái độ bình tĩnh của Tổng thống Nam Phi
Reuters mô tả Tổng thống Nam Phi Ramaphosa hầu như ngồi im, không biểu lộ cảm xúc trong suốt thời gian video được chiếu. Thỉnh thoảng ông lại vươn cổ nhìn vào màn hình, nói rằng mình chưa từng xem và muốn biết địa điểm cụ thể diễn ra sự việc.
Sau đó, ông Trump trưng bày các bản in của các bài báo mà ông cho biết có hình ảnh người Nam Phi da trắng bị giết, vừa nói "chết, chết" vừa lật giở rồi đưa cho người đồng cấp.
Đáp lại, Tổng thống Nam Phi Ramaphosa nói rằng nước này vẫn có tội phạm nhưng phần lớn nạn nhân là người da đen.
Tổng thống Trump ngắt lời ông và nói: "Những người nông dân không phải là người da đen".
Ông Ramaphosa lại khẳng định: "Đây là những mối quan tâm mà chúng tôi sẵn sàng trao đổi với ông".
Không giống như ông Zelensky, người đã đấu khẩu với Tổng thống Trump và Phó tổng thống JD Vance trong cuộc họp tại Nhà Trắng rồi kết thúc cuộc gặp bằng việc rời đi sớm, nhà lãnh đạo Nam Phi vẫn giữ được bình tĩnh, khen ngợi cách trang trí của ông Trump trong Phòng Bầu dục. Ông cũng bày tỏ mong muốn trao lại ghế chủ tịch nhóm G20 cho Mỹ, ám chỉ ông Trump nên đến Nam Phi.
Tuy nhiên, ông Trump đã từ chối cho biết liệu ông có tham dự cuộc họp G20 tại Nam Phi vào tháng 11 hay không.
Trong cuộc họp báo riêng sau cuộc gặp, Tổng thống Nam Phi Ramaphosa đã tìm cách tập trung vào thương mại. Ông nói với các phóng viên rằng hai nước đã đồng ý thảo luận về các khoáng sản quan trọng ở Nam Phi. Chính phủ Nam Phi cũng đã đệ trình một đề xuất thương mại và đầu tư bao gồm mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ.
Nhà lãnh đạo Nam Phi cũng thẳng thừng phủ nhận cáo buộc của ông Trump về làn sóng bạo lực chủng tộc chống lại nông dân da trắng. "Đơn giản là không có nạn diệt chủng nào ở Nam Phi", ông nói.
Theo Reuters, video được chiếu tại Nhà Trắng được thực hiện vào tháng 9-2020, bối cảnh lấy từ một cuộc biểu tình sau khi hai người bị giết tại trang trại của họ một tuần trước đó. Những cây thánh giá không hoàn toàn cho thấy đây là những ngôi mộ thực sự.
Một người tổ chức cuộc biểu tình đã nói với đài truyền hình công cộng Nam Phi vào thời điểm đó rằng những cây thánh giá này đại diện cho người da trắng đã bị giết trong nhiều năm.
Nam Phi có một trong những tỉ lệ giết người cao nhất thế giới, nhưng phần lớn nạn nhân là người da đen.
Cảnh sát Nam Phi đã ghi nhận 26.232 vụ giết người trên toàn quốc vào năm 2024, trong đó có 44 vụ liên quan đến cộng đồng nông dân da trắng nhưng chỉ có 8 người chết.