Ông Trump cấm đại học Harvard tuyển sinh quốc tế, ảnh hưởng 7.000 sinh viên có thị thực hợp pháp. Ngay trong ngày, Harvard đã đệ đơn kiện chính quyền. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Các sinh viên tại cuộc biểu tình “Harvard Stands United” tổ chức tại Đại học Harvard vào ngày 29-4 - Ảnh: REUTERS
Vào khoảng 15h (giờ New York) ngày 22-5, gần như tất cả mọi người, cả sinh viên Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đườngĐỌC NGAY
Quyết định này đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Harvard, khi sinh viên quốc tế chiếm đến 27% tổng số sinh viên toàn trường. Việc mất chứng nhận SEVP đẩy những sinh viên quốc tế vừa được nhận vào trường rơi vào trạng thái bất định, khi kỳ học mùa thu sẽ bắt đầu vào tháng 9 năm nay.
Nghiêm trọng không kém, các sinh viên đang theo học - bao gồm cả những người đã tốt nghiệp và đang tham gia chương trình thực tập sau đại học (OPT) - cũng có nguy cơ mất cơ sở pháp lý để tiếp tục ở lại Mỹ nếu không nhanh chóng chuyển sang một cơ sở đào tạo được chứng nhận khác.
Quyết định của Bộ trưởng Kristi Noem đã gây ra một làn sóng phản ứng mạnh mẽ cả trong nội bộ lẫn ngoài cộng đồng Đại học Harvard.
Người phát ngôn của trường nhanh chóng lên tiếng, nhấn mạnh cam kết của Harvard trong việc duy trì môi trường học thuật đa dạng và quốc tế: "Chúng tôi đang khẩn trương triển khai các hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết cho các thành viên trong cộng đồng của mình.
Hành động mang tính chất trả đũa này đe dọa gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với cộng đồng Harvard cũng như với quốc gia, đồng thời làm suy yếu sứ mệnh cốt lõi của trường trong lĩnh vực học thuật và nghiên cứu".
Ngay trong ngày, Harvard đã đệ đơn kiện chính quyền Trump về quyết định thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của trường. Trong đơn kiện gửi lên tòa án liên bang ở Boston ngày 23-5, Harvard cho rằng động thái của chính quyền "vi phạm trắng trợn" Hiến pháp Mỹ và các luật liên bang khác, đồng thời "gây ảnh hưởng ngay lập tức và nghiêm trọng" tới trường cũng như hơn 7.000 sinh viên có thị thực hợp pháp.
Trong trường hợp Harvard lựa chọn khởi kiện chính quyền liên bang như vậy, nhiều khả năng các sinh viên quốc tế đang theo học hoặc đang tham gia chương trình thực tập sau tốt nghiệp (OPT) sẽ không bị trục xuất ngay lập tức, trong khi chờ phán quyết từ tòa án.
Dù kết cục có ra sao, đây vẫn là một giai đoạn đầy bất định đối với hàng nghìn sinh viên quốc tế đã và đang theo học tại Harvard.
Vụ việc lần này có thể được xem như một phép thử mang tính bước ngoặt, không chỉ đối với chính quyền liên bang, mà còn đối với toàn bộ hệ thống giáo dục đại học của Mỹ. Đó là làm sao để cân bằng giữa quyền tự do ngôn luận và trách nhiệm duy trì một môi trường học thuật an toàn, đa chiều và không loại trừ, kể cả khi những quan điểm trong đó là trái ngược nhau.
Có thể sẽ cần đến nhiều tháng, thậm chí vài năm, để xã hội Mỹ - từ giảng đường đến nghị trường - có thể đưa ra được một câu trả lời thực sự thuyết phục cho tình huống hiện nay.
Ván cược chính trị
Ngỡ ngàng, phẫn nộ và lo âu sâu sắc là các phản ứng từ cộng đồng sinh viên. Leo Gerden - sinh viên năm cuối tại Harvard đến từ Stockholm, người đã tích cực lên tiếng bảo vệ quyền lợi của sinh viên quốc tế trong suốt thời gian học tại trường - chia sẻ rằng anh cảm thấy hoàn toàn suy sụp khi nghe tin.
"Chính quyền Trump đang dùng chúng tôi như những con bài trong một ván cược chính trị. Đây là điều vô cùng nguy hiểm" - anh nói.
Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế
Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.
Trong hai ngày 24 và 25/5, nhiều cơ quan, công sở, nhà dân ở Hà Nội đồng loạt treo cờ rủ theo nghi thức Quốc tang, tưởng niệm nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn, trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Các chuyên gia cảnh báo nếu ông Trump thực sự áp thuế 50% lên hàng hóa EU, hậu quả kinh tế sẽ là lạm phát cao, tăng trưởng chậm ở Mỹ, châu Âu rơi vào suy thoái và tăng trưởng toàn cầu sụt giảm.
Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong khi thế giới hạ dự báo tăng trưởng, đặc biệt là thực hiện 3 đột phá chiến lược, triển khai bộ tứ trụ cột, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm tối đa thủ tục, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xây dựng quy hoạch, tiêu chuẩn...
Đây là thực tế khiến không ít người đặt dấu hỏi, thậm chí thúc đẩy các thuyết âm mưu kỳ quái. Nhưng khoa học có lời giải rất hợp lý - và cũng rất lạnh lùng.
Đợt mưa lớn tại TPHCM được dự báo sẽ kéo dài đến hết ngày 27/5, với tổng lượng mưa trong thời gian 4 ngày phổ biến từ 200–300mm, có nơi vượt ngưỡng 300mm. Mưa kéo dài nhiều ngày liên tiếp làm gia tăng nguy cơ ngập úng tại các khu vực trũng thấp, ven kênh rạch...
Dự án Luật Dẫn độ bổ sung các trường hợp có thể bị dẫn độ gồm người liên quan nhiều hành vi phạm tội (mỗi hành vi bị Việt Nam và nước ngoài coi là phạm tội), cần có ít nhất một hành vi bị phạt tù từ 1 năm, tù chung thân, tử hình...