Tư duy "phục vụ doanh nghiệp, phụng sự đất nước" không đơn thuần là một khẩu hiệu trong chính sách kinh tế, mà là đòi hỏi của một sự chuyển đổi căn bản trong tư duy quản lý nhà nước.
Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại giày Universe Việt Nam - Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Trước đây, vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp chủ yếu được nhìn nhận theo hướng quản lý, "cầm trịch", kiểm soát và điều tiết. Nhưng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, Chính phủ phải chủ động kiến tạo một hệ sinh thái kinh doanh bền vững, nơi sự phát triển của doanh nghiệp đồng hành với sự thịnh vượng chung của đất nước.
Tư duy "phục vụ doanh nghiệp, phụng sự đất nước" không đơn thuần là một khẩu hiệu trong Khát vọng của khối kinh tế tư nhân với phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Sự chuyển đổi từ tư duy quản lý sang phục vụ doanh nghiệp thể hiện một bước tiến lớn trong nhận thức chính trị và kinh tế, nhưng quan trọng hơn, nó cần phải mở rộng sang cấp độ quốc gia - từ phục vụ doanh nghiệp đến phụng sự đất nước.
Sự thay đổi tư duy này không phải là một sự điều chỉnh mang tính tình thế, mà là một lựa chọn chiến lược tất yếu.
Trong suốt quá trình đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã chứng minh vai trò quan trọng khi đóng góp hơn 50% GDP, tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên thực tế cho thấy dù doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhưng nếu thiếu một chính sách đồng bộ hướng đến phát triển bền vững, kinh tế tư nhân có thể rơi vào tình trạng tăng trưởng ngắn hạn mà không tạo ra giá trị lâu dài cho đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nếu chỉ tập trung vào phục vụ doanh nghiệp mà thiếu đi định hướng phụng sự lợi ích quốc gia thì có thể khiến nền kinh tế rơi vào bẫy phụ thuộc, mất đi năng lực cạnh tranh nội tại và giảm khả năng tự chủ.
Do đó Chính phủ cần không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mà còn định hướng sự phát triển đó theo hướng đóng góp trực tiếp vào sự phồn vinh của quốc gia bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm sự phát triển bền vững và thúc đẩy những giá trị dài hạn cho nền kinh tế.
Điều này đòi hỏi tầm nhìn dài hạn, trong đó lợi ích kinh tế không tách rời lợi ích quốc gia, sự tăng trưởng doanh nghiệp không đánh đổi chủ quyền kinh tế, và quá trình hiện đại hóa không thể làm phai mờ bản sắc cũng như vị thế của đất nước trong hệ thống kinh tế toàn cầu.
Một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, ít rào cản hành chính là điều kiện cần để doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, điều kiện đủ là bảo vệ chủ quyền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế không rơi vào tình trạng lệ thuộc vốn nước ngoài hoặc chịu sự chi phối của các tập đoàn đa quốc gia mà không có chiến lược kiểm soát.
Chính phủ cần cân bằng giữa thu hút đầu tư nước ngoài và củng cố nội lực kinh tế, tạo ra các cơ chế bảo vệ doanh nghiệp nội địa trước sức ép từ thị trường toàn cầu, đồng thời đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam không bị đẩy vào thế yếu trong các cuộc cạnh tranh bất đối xứng.
Không thể để doanh nghiệp trong nước chỉ dừng lại ở việc gia công hay sản xuất thâm dụng lao động mà phải nâng cao hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm của mình. Bên cạnh đó đổi mới sáng tạo không thể là một quá trình đơn độc.
Tư duy "phục vụ doanh nghiệp, phụng sự đất nước" không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế mà còn phản ánh một triết lý quản trị quốc gia mới.
Chính phủ không thể chỉ đứng ngoài cuộc chơi, ban hành chính sách rồi để doanh nghiệp tự xoay xở.
Thay vào đó cần một chính phủ thực sự đồng hành, sẵn sàng đối thoại với doanh nghiệp, chia sẻ rủi ro trong giai đoạn khó khăn và dẫn dắt nền kinh tế tiến về phía trước.
Nếu trước đây Nhà nước chủ yếu can thiệp khi có khủng hoảng, thì nay với tư duy mới, Chính phủ cần phải đi trước một bước, dự báo xu hướng, bảo vệ doanh nghiệp khỏi những cú sốc từ bên ngoài và tạo nền tảng vững chắc để nền kinh tế phát triển vững mạnh.
Để tư duy này thực sự đi vào cuộc sống, cần có sự thay đổi căn bản trong thái độ và hành động của bộ máy công quyền.
"Phục vụ" không có nghĩa là ban phát hay tạo ra cơ chế xin - cho, mà là xây dựng một hệ thống hành chính chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, nơi mà cán bộ công quyền thực sự là những người hỗ trợ doanh nghiệp, giúp họ tháo gỡ khó khăn và tối ưu hóa cơ hội phát triển.
Và khi Nhà nước không chỉ phục vụ doanh nghiệp mà còn định hướng sự phát triển của doanh nghiệp theo chiến lược quốc gia, khi chính sách không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng mà còn bảo đảm lợi ích lâu dài của nền kinh tế, đó mới là lúc Việt Nam có thể xây dựng một nền kinh tế thực sự tự cường và thịnh vượng.
'Mua 1 cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài có thể mất vài tháng làm thủ tục'
Nhiều start-up Việt chọn lập pháp nhân tại Singapore như ‘luật bất thành văn’ để thuận tiện trong gọi vốn, bảo vệ quyền cổ đông và giảm rủi ro pháp lý khi đầu tư.
Hôm nay (19/4), nắng nóng gia tăng về cường độ, mở rộng về phạm vi ở miền Bắc, miền Trung, riêng khu vực Nghệ An đến Phú Yên có nơi nắng nóng gay gắt. Dự báo ngày mai (20/4), nắng nóng tiếp tục gia tăng về cường độ ở khu vực này.
Nhiều chủ shop và các bạn trẻ chấp nhận những khoản lỗ, không lời trước mắt để hưởng ứng ngày lễ 30/4, cung cấp dịch vụ cho thuê áo dài, chụp ảnh miễn phí.
Vòng bán kết Europa League đưa Manchester United đối đầu Athletic Bilbao – đối thủ được xem như rào cản lớn nhất với họ trên hành trình chinh phục chiếc cúp bạc.
Bán kết UEFA Conference League 2024/25 chứng kiến Real Betis đối đầu Fiorentina, nơi Antony và David de Gea – hai người thừa của Manchester United – trở thành tâm điểm chú ý.