Nhà Trắng cảnh báo kịch bản tồi tệ nếu nước Mỹ vỡ nợ: Thị trường chứng khoán có thể sụt giảm 45%, suy thoái sâu sẽ ập đến ngay trong quý 3/2023

Hạn chót để giải quyết trần nợ của Mỹ đang ngày một đến gần.

Nhà Trắng cảnh báo kịch bản tồi tệ nếu nước Mỹ vỡ nợ: Thị trường chứng khoán có thể sụt giảm 45%, suy thoái sâu sẽ ập đến ngay trong quý 3/2023 - Ảnh 1.

Hội đồng Cố vấn Kinh tế (CEA) của Nhà Trắng đầu tháng 5 đã cảnh báo rằng nếu Mỹ vỡ nợ, thị trường chứng khoán sẽ bị sụt giảm 45% và kéo theo một cuộc suy thoái sâu giống như cuộc Đại Khủng hoàng Tài chính năm 2008.

Hạn chót đầu tháng 6 để các nhà lập pháp nâng trần nợ đang đến rất gần. Nếu không đạt được thoả thuận về trần nợ, Bộ Tài chính sẽ không thể thanh toán cho các khoản phúc lợi, trợ cấp và trả tiền cho những người nắm giữ trái phiếu Mỹ.

Nguy cơ vỡ nợ vào giữa tháng 6 khiến lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 1 tháng tăng từ mức 3,31% của tháng trước vọt lên 5,56%.

CEA của Nhà Trắng cho biết: “Mỹ càng tiến gần đến trần nợ, chúng tôi càng cho rằng các chỉ số thể hiện mức độ căng thẳng của thị trường sẽ xấu đi, dẫn đến biến động lớn trên thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp. Nó sẽ cản trở các công ty vay vốn và đầu tư - hoạt động cần thiết để mở rộng nền kinh tế”.

Nhưng các thước đo thị trường khác cho thấy nước Mỹ ít có khả năng vỡ nợ. Thước đo mức độ sợ hãi VIX của thị trường chứng khoán đang ở mức thấp. Trong khi đó, JPMorgan cho biết các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) chỉ ra nguy cơ Mỹ vỡ nợ hiện chỉ khoảng 4%.

Nếu Mỹ vỡ nợ kéo dài, tức tình trạng vỡ nợ không được khắc phục nhanh chóng sau khi xảy ra, Nhà Trắng cảnh báo thị trường chứng khoán có thể lao dốc đến 45%, kéo chỉ số S&P 500 xuống mức 2.250 điểm.

Ngoài ra, CEA cảnh báo hàng triệu người sẽ bị mất việc làm và nền kinh tế sẽ rơi vào một cuộc suy thoái sâu.

Những dự đoán này dựa trên mô phỏng do Nhà Trắng thực hiện. Mục đích là để dự đoán những kịch bản có thể xảy ra nếu Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trong suốt 246 năm lịch sử.

Trong kịch bản phỏng đoán đó của CEA, quý 3 năm 2023 (quý đầu tiên sau khi kịch trần nợ), thị trường chứng khoán sẽ giảm mạnh 45%, kéo theo các khoản hưu trí bị ảnh hưởng. Trong khi đó, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp bị tác động mạnh, dẫn đến sụt giảm chi tiêu và đầu tư. CEA đoán thêm rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 5 điểm phần trăm.

Trong trường hợp xấu hơn là vỡ nợ kéo dài, chính phủ sẽ không thể ban hành các biện pháp kích thích tài chính để hỗ trợ nền kinh tế, như những gì họ đã làm trong đại dịch và sau cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính năm 2008.

Một phỏng đoán khác của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cho rằng kịch bản vỡ nợ kéo dài sẽ khiến 8 triệu người mất việc làm.

CEA giải thích thêm rằng nếu không thể chi cho bảo hiểm thất nghiệp, chính phủ liên bang và tiểu bang sẽ gặp khó khăn khi đối phó với tình trạng hỗn loạn này. Họ cũng sẽ không thể hỗ trợ các gia đình khỏi ảnh hưởng.

Ngoài ra, các hộ gia đình Mỹ sẽ không thể chuyển thành các doanh nghiệp tư nhân để vay tiền, vì lãi suất thẻ tín dụng và các khoản vay cá nhân sẽ tăng vọt.

Theo BI

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/nha-trang-canh-bao-kich-ban-toi-te-neu-nuoc-my-vo-no-thi-truong-chung-khoan-co-the-sut-giam-45-suy-thoai-sau-se-ap-den-ngay-trong-quy-32023-a101938.html