Wistron, đối tác lắp ráp iPhone đầu tiên ở Ấn Độ phải bán dây chuyền sản xuất sản phẩm cho Apple. Ảnh: Economic Times. |
Theo Economic Times, Wistron đang trong quá trình bán dây chuyền lắp ráp tại Kolar (gần Bengaluru, Ấn Độ) cho tập đoàn Tata, một đối tác khác của Apple đang lắp ráp thử nghiệm mẫu iPhone 15.
Năm 2017, Wistron là nhà sản xuất theo hợp đồng toàn cầu đầu tiên của Apple tại Ấn Độ. Tuy nhiên, Wistron lại không thể thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng của Apple, bao gồm sản xuất linh kiện và dự trữ hàng tồn kho.
Đây được cho là một trong những lý do chính khiến nhà sản xuất theo hợp đồng đến từ Đài Loan quyết định rời khỏi Ấn Độ, thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới.
Bên cạnh đó, văn hóa làm việc tại Wistron cũng gặp nhiều vấn đề. Tháng 12/2020, bạo lực bùng phát tại nhà máy ở Kolar khi các công nhân biểu tình vì công ty không trả lương và phải tăng ca quá sức.
Apple sau đó phải đưa Wistron vào diện quản chế, tạm dừng hợp đồng với công ty cho đến khi các biện pháp khắc phục được thực hiện. Phải đến tháng 2/2021, dây chuyền tại đây mới được cấp phép hoạt động trở lại.
Chuỗi cung ứng của Apple có 3 lớp. Lớp đầu tiên bao gồm các nhà cung cấp linh kiện sản xuất các bộ phận như cảm biến camera, màn hình và pin cũng như động cơ rung, cảm biến và loa bên trong iPhone.
Nhà máy lắp ráp iPhone của Wistron tại Kolar, gần Bengaluru, Ấn Độ. Ảnh: Gadgets Now. |
Lớp thứ hai là nhóm quản lý, sắp xếp, lưu trữ và vận chuyển các thành phần đến các đối tác lắp ráp cuối cùng. Việc quản lý hàng tồn kho cho phép Apple duy trì mô hình sản xuất đúng thời hạn và thường được kiểm soát bởi chính đơn vị lắp ráp cuối cùng như các nhà Foxconn hay Pegatron.
Cuối cùng trong chuỗi cung ứng này là các nhà sản xuất hợp đồng, lắp ráp sản phẩm cuối như Wistron. Theo Mark Zetter, chuyên gia tư vấn quản lý tại dịch vụ tư vấn Venture Outsource, khâu quản lý kho hàng tồn kho có tỷ suất lợi nhuận lên tới gần 100%. Điều này cho phép các nhà sản xuất hợp đồng lớn có cơ hội bù đắp tỷ suất lợi nhuận thấp trong mảng kinh doanh lắp ráp.
Nguồn tin nội bộ tiết lộ với Economic Times rằng Wistron đã cố gắng đàm phán với Apple để có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn. Tuy nhiên, do quá nhỏ bé so với hai đối tác lớn khác của Apple là Foxconn và Pegatron nên Wistron không được ưu tiên.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/doi-tac-lap-rap-iphone-dau-tien-o-an-do-dong-cua-nha-may-a101954.html