Sự ác độc bên trong trại nhân giống chó ở Hàn Quốc

Những chú cún nhỏ, dễ thương trong cửa hàng thú cưng rất có thể có quá khứ đau khổ và tàn nhẫn.

Những chú chó phải sống trong điều kiện mất vệ sinh tại cơ sở chăn nuôi bất hợp pháp ở Jinan-gun, tỉnh Bắc Jeolla, hôm 2/5.

Có tới 5 chú chó bị nhốt trong những chiếc lồng chật chội, sàn nhà ngập rác rưởi, thuốc và kim tiêm ở khắp nơi, xác chết trong tủ đông.

Đây là cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt các nhân viên từ thiện và lực lượng cứu hộ khi họ bước vào khu chăn nuôi chó bichon frise, poodle bất hợp pháp ở Jinan-gun, tỉnh Bắc Jeolla, hôm 2/5.

“Tất cả giống như địa ngục trần gian”, Kim Hye-ran, đại diện The Better Tomorrow Rescue (TBT Rescue), nơi trú ẩn do tình nguyện viên điều hành và là một trong những tổ chức tham gia vào chiến dịch giải cứu động vật, nói với The Korea Herald.

Theo TBT Rescue, nhiều chú chó sức khỏe yếu và mang những vết sẹo do lạm dụng hoặc phẫu thuật, có thể không sử dụng thuốc mê.

“Chúng tôi dự kiến tìm thấy khoảng 40 chú chó, nhưng cuối cùng, 131 con vật được giải cứu”, Kim nói.

TBT Rescue có thể tiếp nhận tổng cộng 21 chú chó, nhiều trong số chúng đang mang thai và một con đã chết. Được thành lập năm 2021, nhóm giải cứu tổng cộng 262 chú chó tính đến nay.

Trại nhân giống chó con bất hợp pháp ở Jinan-gun là trường hợp khủng khiếp, nhưng không phải cá biệt. Theo Kim, có 2.177 cơ sở chăn nuôi đăng ký hoạt động tại Hàn Quốc.

“Tất nhiên, không thể biết được có bao nhiêu cơ sở hoạt động bất hợp pháp. Trong khi đó, điều kiện của những nơi chăn nuôi hợp pháp thường không đầy đủ”, cô nói.

Kim cho biết thêm hàng năm, hơn 460.000 chú chó được nhân giống bởi các cơ sở chăn nuôi, theo thống kê từ Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc.

Trai nhan giong cho con anh 1

Kim tiêm và thuốc, thường sử dụng để chữa bệnh và tiêm hormone kích thích sinh sản cho chó, được tìm thấy bên trong cơ sở chăn nuôi bất hợp pháp.

Văn hóa cửa hàng thú cưng

TBT Rescue lưu ý hàng loạt cơ sở chăn nuôi tồn tại do văn hóa mua thú cưng từ các cửa hàng và trên mạng, hầu như được cung cấp độc quyền bởi nhà máy nhân giống chó con.

Dữ liệu từ Cơ quan Giáo dục, Xúc tiến và Dịch vụ Thông tin về Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Hàn Quốc (EPIS) cho thấy gần 1/5 người nuôi thú cưng ở Hàn Quốc mua từ cửa hàng.

Cuộc khảo sát năm 2022 của cơ quan này cho thấy 21,9% trong số 1.272 người được hỏi mua vật nuôi từ cửa hàng thú cưng, tăng 3,3% so với năm 2020.

Chỉ 5,6% đối tượng khảo sát cho biết họ nhận nuôi thú cưng từ nơi trú ẩn hoặc tổ chức từ thiện dành cho động vật, tăng từ 1,8% vào năm 2020. Có 5,8% nhận nuôi vật cưng từ các trại tạm trú do chính phủ điều hành, tăng từ 3% vào năm 2020.

Cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy những người mua vật nuôi từ các cửa hàng thú cưng sống chủ yếu ở thành phố - với Ulsan và Sejong ghi nhận tỷ lệ cao nhất lần lượt là 42,1%, 40%, trong khi Seoul có tỷ lệ thấp nhất 19,5%.

Kim cho biết trong khi số lượng người chọn nhận nuôi đang tăng dần, nhiều chủ sở hữu chó vẫn đổ xô đến các cửa hàng thú cưng hoặc mua trên mạng.

Khi được hỏi lý do chọn mua vật nuôi từ các cửa hàng thú cưng, câu trả lời phổ biến nhất là “có thể trực tiếp kiểm tra con vật mà mình muốn” (27%), tiếp theo là “có thể tin tưởng vào quá trình nhận nuôi” (17,3%) và “tiện lợi” (14%), theo khảo sát của EPIS.

So với quy trình nhận nuôi tương đối lâu và phức tạp, việc mua một chú chó từ cửa hàng thú cưng hoặc đặt trên mạng rất dễ dàng, chỉ giống như mua chiếc váy hoặc đôi giày.

“Nhưng mọi người không nhận ra rằng những chú chó lông xù dễ thương họ thấy trong các cửa hàng thú cưng có thể là sản phẩm của quá khứ đau thương, tàn khốc”, Kim nói.

Theo TBT Rescue, những chú chó bị mắc kẹt trong trại nhân giống sống qua nhiều năm bị ngược đãi. Trong đó, chúng buộc phải sinh sản và sống giữa chất thải của chính mình. Những con vật đáng thương thường bị đánh đập và ngược đãi. Khi không còn khả năng sinh sản hoặc ốm đau, chúng bị an tử hoặc ném ra đường để tự kiếm ăn.

Những chú chó con được nhân giống tại các cơ sở này được đưa đến cửa hàng thú cưng, nơi chúng được tắm rửa sạch sẽ và xóa mọi dấu hiệu về nguồn gốc.

Tuy nhiên, nếu không ai mua, chúng sẽ bị trả lại cơ sở chăn nuôi và buộc phải sinh sản. Điều này dẫn đến chu kỳ lạm dụng không bao giờ kết thúc, theo Kim.

Trai nhan giong cho con anh 4

Những chú chó được giải cứu khỏi cơ sở chăn nuôi bất hợp pháp.

Nhận nuôi thay vì mua

TBT Rescue đang nỗ lực nâng cao nhận thức về lợi ích của việc nhận nuôi một chú chó ở mọi lứa tuổi, kích cỡ và giống loài, thay vì chọn con vật đắt tiền từ cửa hàng thú cưng.

Tổ chức từ thiện này cũng nỗ lực tìm mái ấm cho những chú chó bị ngược đãi và bỏ rơi. Họ nhận nuôi và chăm sóc sức khỏe cho chúng trước khi có người đón về.

TBT Rescue cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận nuôi ở nước ngoài, chủ yếu là tại Mỹ.

Trai nhan giong cho con anh 5

Tài khoản Instagram của TBT Rescue chia sẻ hình ảnh những chú chó được nhận nuôi và chăm sóc.

Tuy nhiên, thật khó để làm điều này nếu không có sự hỗ trợ đầy đủ, Kim nói.

“Việc giải cứu tốn từ 1 triệu won (755 USD) đến 10 triệu won cho mỗi chú chó. Chúng tôi không có đủ kinh phí hoặc tình nguyện viên nên không thể cứu mọi con vật cần được giúp đỡ”, cô bày tỏ sự tiếc nuối.

Nhà hoạt động giải thích rằng xu hướng nhận nuôi thú cưng ngày càng tăng trong thế hệ trẻ khi họ nhận thức rõ hơn về thiệt hại do các cửa hàng thú cưng và trại nhân giống chó con gây ra.

Hơn 80% số chó của TBT Rescue được người ở độ tuổi 20-39 đón về nhà. Họ có xu hướng ít phân biệt về giống hoặc độ tuổi.

“Tôi hiểu rằng mọi người muốn nuôi chó từ khi chúng còn nhỏ, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng tuổi tác không quan trọng. Bất kỳ chú chó nào cũng có thể trở thành thành viên yêu quý trong gia đình”, Kim nói.

Cô kêu gọi mọi người mở rộng tầm mắt trước sự ngược đãi mà nhiều chú chó phải đối mặt, để tránh lui đến các cửa hàng thú cưng mà nhận nuôi động vật từ các tổ chức từ thiện như TBT Rescue.

Sự bùng nổ của webtoon

Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/su-ac-doc-ben-trong-trai-nhan-giong-cho-o-han-quoc-a103587.html