Christy Sibali Dominique Gloire Gassaille - lớn lên ở Cộng hòa Dân chủ Congo, sống tại Pháp - thực hiện thử thách chết người khi đang ở nhà vào ngày 27/5.
Được xem là một trong những biến thể của "Blackout Challenge" (thử thách ngạt thở), người tham gia trò này buộc chặt khăn quanh cổ để tự làm ngạt thở tạm thời và quay clip cho đến khi tỉnh lại.
Hành động này có thể hạn chế lượng oxy lưu thông đến não, gây co giật, tổn thương nghiêm trọng và thậm chí tử vong, theo New York Post.
Gassaille được an táng vào ngày 7/6 tại nghĩa trang Fleury-les-Aubrais, gần nhà cô ở Orléans, Pháp. Cái chết của nữ sinh 16 tuổi cũng là một trong nhiều trường hợp liên quan đến các thử thách tương tự xuất hiện trên TikTok.
Gassaille qua đời vì tham gia thử thách trên TikTok. |
Hồi tháng 1, Milagros Soto (12 tuổi, Argentina) được bố tìm thấy với một sợi dây thừng quấn quanh cổ trong phòng ngủ và không còn dấu hiệu của sự sống. Em cũng tham gia "thử thách nghẹt thở" và phát trực tiếp cho bạn bè cùng trường theo dõi.
Theo Jam Press, cô bé đã thành công gỡ thòng lọng được 2 lần nhưng thất bại trong lần thứ 3.
Tháng 1/2021, "Blackout Challenge" cũng cướp đi tính mạng của một bé gái 10 tuổi ở Italy. Em gái 5 tuổi của nạn nhân là người đầu tiên phát hiện ra cô bé bất tỉnh trong phòng tắm cùng chiếc điện thoại. Gia đình lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện ở thành phố Palermo nhưng không kịp cứu chữa.
Không chỉ "thử thách ngạt thở", thời gian qua, nền tảng video ngắn thường xuyên bị chỉ trích là nơi lan truyền hàng loạt thử thách, trào lưu kỳ quái, ngớ ngẩn và có thể gây nguy hiểm cho người tham gia, thường ở độ tuổi còn nhỏ.
Tháng 3/2022, nhiều phụ huynh Australia lên tiếng cảnh báo về thử thách “thổi ngón tay cái” (thumb blowing challenge). Để tham gia, nhiều trẻ em quỳ xuống đất, hít vào thật sâu rồi bật dậy, thổi phồng miệng với ngón tay cái ngậm chặt bên trong nhằm đạt được cảm giác hưng phấn do thiếu oxy lên não.
Tuy nhiên, theo nine.com.au, hành động này có thể gây ra hậu quả đáng sợ như co giật, tăng thông khí hoặc bất tỉnh.
Trước đó, thử thách “gương lửa” (fire mirror challenge) - phun chất lỏng dễ cháy lên gương rồi châm lửa; thử thách “thùng sữa” (milk crate challenge) - chất các thùng sữa chồng lên nhau và cố gắng đi qua hay “benadryl” (benadryl challenge) - thách thức người tham gia uống 12 viên thuốc dị ứng để chìm vào ảo giác cũng là những trào lưu được không ít người dùng trên nền tảng video này hưởng ứng.
Bài hát lớn lên cùng con
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/cai-ket-buon-cua-co-gai-tham-gia-thu-thach-khan-quang-tren-tiktok-a105145.html